Ung thư dạ dày được chia làm 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu là giai đoạn tế bào ung thư mới xuất hiện, chưa có triệu chứng cụ thể và có thể điều trị được. Vậy ung thư dạ dày giai đoạn đầu sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày là bệnh ung thư nguy hiểm, thường gặp nhất trong các bệnh ung thư ở đường tiêu hóa. Bệnh có thể phát triển ở bất cứ bộ phận nào bên trong dạ dày và có thể lây lan từ dạ dày sang các vị trí khác bên trong cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Menu xem nhanh:
Đặc điểm ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu là giai đoạn tế bào ung thư mới xuất bên trong dạ dày, chưa xâm lấn sang các cơ quan xung quanh. Giai đoạn này tế bào ung thư còn khu trú bên trong dạ dày.
Ở giai đoạn khởi phát, do kích thước tế bào ung thư còn nhỏ nên chưa gây ra bất cứ triệu chứng gì. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ thấy xuất hiện những dấu hiệu thông thường ở đường tiêu hóa hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính ở dạ dày như:
- Đau vùng thượng vị
- Buồn nôn và nôn
- Chướng bụng, đầy hơi, chán ăn
- Mệt mỏi
- Đại tiện có ít máu tươi
Ở giai đoạn này, cân nặng của người bệnh hầu như không thay đổi nhiều. Tuy nhiên theo thời gian, nếu không phát hiện và điều trị sớm, các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu tiến triển nghiêm trọng hơn, các triệu chứng rõ ràng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Chính vì thế, để đạt hiệu quả cao sau điều trị ung thư dạ dày, người bệnh cần đi khám và chữa trị ngay từ giai đoạn đầu khi mới phát hiện bệnh.
Ung thư dạ dày giai đoạn 1 sống được bao lâu?
Nhiều người khi phát hiện ung thư dạ dày và được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu đều băn khoăn không biết ung thư dạ dày giai đoạn đầu sống được bao lâu? Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ sống của người bệnh ung thư dạ dày phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
Giai đoạn bệnh:
Với ung thư dạ dày giai đoạn đầu, đây là giai đoạn mới khởi phát bệnh nên việc chữa trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư dạ dày sau 5 năm có thể lên tới hơn 70%. Trường hợp đáp ứng tốt với phương pháp điều trị thì tỷ lệ sống còn tăng cao hơn nữa.
Phương pháp điều trị:
Ở giai đoạn đầu, phương pháp điều trị ung thư dạ dày chủ yếu là phẫu thuật. Bác sĩ sẽ căn cứ vào vị trí và kích thước của khối u mà tiến hành cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày bị bệnh bằng phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi. Trong một vài trường hợp bệnh có dấu hiệu di căn sang các hạch bạch huyết lân cận thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật kèm vét bỏ hạch hoặc kết hợp hóa trị để tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể.
Khả năng đáp ứng của cơ thể với phác đồ điều trị:
Trong trường hợp cơ thể người bệnh đáp ứng tốt với phương pháp điều trị, khả năng phụ hồi nhanh chóng… sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh và tỷ lệ sống cao hơn
Tâm lý của người bệnh:
Tâm lý người bệnh cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh. Lý do là bởi nếu người bệnh lạc quan, tin tưởng vào phác đồ của bác sĩ sẽ giúp bệnh hồi phục nhanh chóng và khỏi hoàn toàn. Ngược lại nếu tâm lý lo lắng, sợ hãi, phó mặc vào bệnh tật và thiếu lòng tin vào bác sĩ, sức khỏe sẽ suy giảm nghiêm trọng dẫn tới khó phục hồi sức khỏe.
Chế độ chăm sóc của người nhà:
Nếu người nhà biết cách quan tâm, động viên và chia sẻ với người bệnh, khuyến khích người bệnh chịu khó ăn uống, vui vẻ… sẽ rất có lợi cho sức khỏe, giúp bệnh ung thư mau chóng được đẩy lùi.
Ung thư dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hàng ngày, chính vì thế ngay từ khi biết mình mắc bệnh, bạn cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Đồng thời tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, theo dõi và tái khám đúng hẹn.