Ung thư cổ tử cung có sinh con được không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em mắc căn bệnh này bởi lẽ tử cung liên hệ mật thiết đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là tình trạng tế bào ung thư phát triển ở mô cổ tử cung. Đây là căn bệnh ác tính, thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi từ 20-45. Bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản của chị em.
Nếu bệnh được phát hiện sớm, ngay từ giai đoạn tiền ung thư thì vẫn có những phương pháp điều trị giúp bảo toàn khả năng sinh sản cho chị em.
Nếu bệnh phát hiện khi đã di căn thì khả năng sinh con gần như không còn, lúc này cần tập trung điều trị để kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Thông tin bài đọc:Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú
Ung thư cổ tử cung có sinh con được không?
Để trả lời câu hỏi này, bài viết sẽ chia ung thư cổ tử cung làm 2 trường hợp:
Mang thai được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung
Mẹ bầu được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung là cực kỳ hiếm, tỷ lệ chưa đến 1/10.000. Quyết định tiếp tục mang thai hay đình chỉ thai kỳ phụ thuộc vào giai đoạn của thai nhi và ung thư. Ví dụ, nếu mẹ bầu đang ở giai đoạn tiền ung thư thì hầu hết các bác sĩ tin rằng việc tiếp tục mang thai là an toàn. Vài tuần sau khi sinh, mẹ sẽ được điều trị theo phương pháp sinh thiết hình nón hoặc cắt bỏ cổ tử cung.
Nếu mẹ bầu bị ung thư cổ tử cung chưa di căn, mẹ cần quyết định tiếp tục giữ thai hay đình chỉ thai kỳ. Việc điều trị ngay lập tức là lựa chọn an toàn nhất cho những mẹ bị ung thư cổ tử cung chưa di căn.
Nếu mẹ đang mang bầu dưới 3 tháng, bác sĩ thường sẽ khuyên điều trị ngay. Và nêu lựa chọn điều trị thì mẹ sẽ phải chấm dứt thai kỳ.
Mang thai sau khi điều trị ung thư cổ tử cung
Trước đây, sau khi điều trị ung thư cổ tử cung, người bệnh không thể mang thai. Nguyên nhân là do mẹ đã cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng ngừng hoạt động nếu xạ trị. Giờ đây, có 2 phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung để giúp chị em vẫn có khả năng mang thai.
Sinh thiết hình nón
Nếu chị em phát hiện ra bệnh thật sớm, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo phương pháp sinh thiết hình nón. Điều này có nghĩa là chị em hoàn toàn vẫn có thể mang thai và sinh con vì tử cung còn nguyên vẹn.
Sẽ chỉ an toàn để sinh thiết hình nón nếu:
– Các tế bào ung thư chỉ có trong cổ tử cung
– Ung thư nằm sâu dưới mô tử cung từ 3-5mm
– Khu vực bị ảnh hưởng không lớn quá 10 mm dù ở bất cứ điểm nào.
– Hoàn toàn không có dấu hiệu bị ung thư ở mạch máu, mạch bạch huyết hay tuyến bạch huyết.
Trừ khi tất cả những điều kiện trên được đáp ứng, chị em mới được làm sinh thiết hình nón nếu không nguy cơ tái phát bệnh rất cao.
Cắt bỏ cổ tử cung triệt căn
Còn một lựa chọn nữa trong điều trị ung thư cổ tử cung giúp chị em bảo toàn được khả năng sinh sản là cắt bỏ cổ tử cung triệt căn. Đây là cách loại bỏ ung thư sớm nhưng vẫn để lại đủ cổ tử cung để hỗ trợ việc mang thai. Trong quá trình điều trị, hầu hết cổ tử cung sẽ bị cắt bỏ nhưng tử cung và phần trên của cổ tử cung (nơi nối với tử cung) sẽ được để lại. Như vậy, chị em vẫn có cơ hội để mang thai. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp điều trị này, chị em có nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non bởi cổ tử cung có thể không hỗ trợ được trọng lượng của em bé lớn dần trong bụng.
Phương pháp điều trị này chỉ được thực hiện nếu chị em phát hiện ung thư cổ tử cung từ rất sớm. Khả năng thành công khi phẫu thuật cũng không được đảm bảo. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ phải kiểm tra xem tế bào ung thư đã lan đến đâu. Luôn luôn tồn tại nguy cơ phải cắt bỏ nhiều mô hơn để chữa ung thư, do đó, cổ tử cung có thể bị cắt bỏ hoàn toàn.
Xem thêm
>> Ung thư tuyến giáp có sinh con được không?
> Cách điều trị polyp cổ tử cung và những lưu ý khi chữa bệnh
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc