Ung thư có lây từ mẹ sang con không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư có lây từ mẹ sang con không là lo lắng của rất nhiều phụ nữ mang thai khi mới biết mình bị mắc bệnh ung thư. Dưới đây là những thông tin hữu ích giải đáp lo lắng trên của nhiều bà mẹ.

Ung thư có lây từ mẹ sang con không?

Ung thư xuất hiện trong quá trình mang thai thường gặp ở những người trẻ và cả những người lớn tuổi. Một số bệnh ung thư phổ biến nữ giới thường mắc trong quá trình mang thai là ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp, ung thư da hắc tố, ung thư hạch… trong đó ung thư vú có tỷ lệ mắc cao hơn cả. Một số liệu thống kê đã chỉ ra, trong số khoảng 3000 phụ nữ mang thai thì lại có 1 phụ nữ bị chẩn đoán mắc ung thư vú.

Đọc chi tiết: ung thư có lây truyền không?

Ung thư không lây từ mẹ sang con nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền sang con cái, làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở tuổi trưởng thành

Ung thư không lây từ mẹ sang con nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền sang con cái, làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở tuổi trưởng thành

Ung thư có lây từ mẹ sang con không? Đối với nhiều bệnh, mẹ có thể lây truyền sang cho con như viêm gan B, HIV, lậu, bệnh mụn rộp… nhưng với bệnh ung thư thì chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ này do cơ chế hình thành ung thư xuất phát từ sự tăng sinh một cách không kiểm soát của các tế bào, chủ yếu do yếu tố môi trường bên ngoài (lối sống thiếu khoa học, các thói quen, tật xấu như hút thuốc, uống rượu, chế độ dinh dưỡng không an toàn, hợp lý…) và các rối loạn bên trong cơ thể (bao gồm rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền…).

Một số nghiên cứu ghi nhận tình trạng thai nhi và em bé sau sinh vẫn không khác đáng kể so với các bé được sinh từ người mẹ khỏe mạnh. Tỉ lệ sinh non và nhẹ cân tăng nhẹ trong nhóm trẻ có mẹ bị ung thư nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bé về sau.

Các thuốc mới như điều trị nhắm trúng đích ảnh hưởng ra sao lên thai nhi vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết. Các chuyên gia khuyên nên tránh dùng các thuốc này trong suốt thời gian mang thai hoặc ít nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ do lo ngại có thể gây dị tật cho thai nhi. Nhiều bà mẹ e ngại các phương pháp điều trị có thể gây hại cho thai nhi nhưng thực tế ngay cả trường hợp không tiến hành điều trị, khối u cũng sẽ phát triển nhanh, xâm lấn nhiều cơ quan gây nguy hại tính mạng cho cả mẹ và con. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị hay tiến hành điều trị như thế nào phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người dựa trên chẩn đoán cụ thể của bác sĩ điều trị.

Đột biến gen di truyền tăng nguy cơ ung thư ở người trường thành

Ung thư không lây truyền từ mẹ sang con nhưng các gen đột biến di truyền thì có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người trường thành. Một số bệnh ung thư có đột biến gen di truyền cao hơn cả là:

Nhiều đột biến gen tăng nguy cơ phát triển ung thư trong suốt cuộc đời lên tới 80%

Nhiều đột biến gen tăng nguy cơ phát triển ung thư trong suốt cuộc đời lên tới 80%

  • Ung thư buồng trứng: tỷ lệ các khối u có các đột biến di truyền là 19%. Một số đột biến gen có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư buồng trứng là PTEN, MLH1, MLH3, STK11… đặc biệt là BRCA1, BRCA2. Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng trong suốt cuộc đời của người mang gen đột biến BRCA1 là khoảng 35 – 70%, với đột biến BRCA2, tỷ lệ này là khoảng 10 – 30%.
  • Ung thư dạ dày: tỷ lệ các khối u có các đột biến di truyền khoảng 11%. Một số đột biến gen tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày là MLH1, MSH2, APC… đặc biệt là khiếm khuyết gen CDH1. Những người mang gen đột biến CDH1 có nguy cơ mắc ung thư dạ dày suốt cuộc đời lên tới 70 – 80%.
  • Ung thư vú có tỷ lệ các khối u di truyền khoảng 9%. BRCA1, BRCA2 là hai đột biến liên quan nhiều nhất đến ung thư vú. Không phải tất cả những người mang gen đột biến BRCA1 và BRCA2 đều bị ung thư vú nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng 70% nữ giới mang gen đột biến này phát triển thành ung thư trước độ tuổi 80 tuổi. Ngoài BRCA1, BRCA2, các đột biến gen như ATM, PT53, CHEK2… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh…

Với những người có mẹ hay người thân khác trong gia đình bị ung thư, nhất là khi phát hiện ở tuổi đời còn trẻ, cần quan tâm đến khám sức khỏe, sàng lọc ung thư định kì để có thể phát hiện bệnh ngay khi ung thư chưa có biểu hiện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital