U xơ tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ, phổ biến nhất ở độ tuổi từ 30-50. Vậy, bệnh u xơ tử cung là gì? Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
U xơ tử cung là gì?
U xơ tử cung là những khối tăng trưởng của mô cơ tử cung. U xơ tử cung có thể dao động về số lượng và kích thước. Nó có thể là một hoặc nhiều u. Kích thước các khối u xơ từ rất nhỏ đến rất lớn.
U xơ tử cung không phải là căn bệnh nguy hiểm bởi đa phần các u xơ tử cung đều lành tính, chỉ có một số rất nhỏ u xơ ác tính có thể tiến triển thành ung thư.
Nguyên nhân gây u xơ tử cung
Hiện khoa học chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh u xơ tử cung. Tuy nhiên có một số nghiên cứu chứng minh sự tăng trưởng của bệnh có liên quan đến các kích thích tố nữ estrogen và progesterone. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những phụ nữ bị kinh nguyệt ở độ tuổi càng trẻ càng có nhiều nguy cơ phát triển u xơ tử cung.
Triệu chứng bệnh u xơ tử cung
Triệu chứng bệnh u xơ tử cung thường không đồng đều, có thể từ nhẹ thoáng qua đến các biểu hiện lâm sàng rõ ràng hơn như đau bụng, đau lưng, mót tiểu… Dưới đây là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh u xơ tử cung:
-Mót tiểu thường xuyên.
-Đau lưng hoặc đau bụng.
-Táo bón.
-Tăng áp lực lên thực tràng hoặc bàng quang.
-Trong chu kỳ kinh nguyệt, máu chảy nhiều hơn và xuất hiện các cục máu đông.
-Xuất huyết không rõ nguyên nhân ngoài chu kỳ kinh nguyệt.
-Bụng phình to như có bầu (do tử cung giãn to)
Các dạng u xơ tử cung
Có nhiều dạng u xơ tử cung khác nhau, có thể kể đến như: U xơ ngoài tử cung; u xơ trong tử cung; u xơ dưới niêm mạc tử cung; u xơ nằm ở đáy, thân, eo hay cổ tử cung.
Bệnh u xơ tử cung có nguy hiểm?
U xơ tử cung không phải là căn bệnh nguy hiểm bởi đa phần các u xơ tử cung lành tính, chỉ một phần nhỏ là u xơ ác tính có thể dẫn đến ung thư. U xơ tử cung thường không gây trở ngại cho khả năng sinh sản và mang thai. Tuy nhiên, một số phụ nữ có u xơ thường chịu những rủi ro trong thai kỳ và khi sinh (thai nhi khó phát triển bình thường, sảy thai, sinh non, đau vùng chậu và ra máu nhiều sau khi sinh).
Dù không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng cần đề phòng một số biến chứng của bệnh, như: Thiếu máu (do xuất huyết trong thời gian dài), sảy thai, sinh non, rong kinh, băng huyết sau sinh….
Hỗ trợ điều trị u xơ tử cung như thế nào?
U xơ tử cung có thể hỗ trợ điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc phẫu thuật. Việc áp dụng phương pháp hỗ trợ điều trị nào tùy thuộc vào kích thước, vị trí khối u, độ tuổi và nhu cầu sinh đẻ của người bệnh.
Thông thường, khối u nhỏ hơn 5cm và người bệnh vẫn có nhu cầu sinh con sẽ được chỉ định hỗ trợ điều trị bằng việc dùng thuốc đồng thời theo dõi sự phát triển chặt của khối u.
Nếu khối u lớn hơn 5cm sẽ phải tiến hành phẫu thuật mổ bóc tách. Những trường hợp bệnh nhân quá tuổi sinh con và không muốn sinh thêm con sẽ phẫu thuật cắt tử cung bán phần hoặc toàn phần.
Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, ổn định, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, giữ tinh thần thoải mái…