U nang buồng trứng được phân loại như nhiều loại u khác trong số các bệnh lý phụ khoa. Trong đó, u nang bì buồng trứng hay u quái là khối u phổ biến nhất, chiếm tới 25% và có thể gặp ở nhiều đối tượng, độ tuổi. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ về tính chất, đặc điểm cũng như hướng để cải thiện, khắc phục khối u này.
Menu xem nhanh:
1. Về u quái, u bì buồng trứng
U nang bì là một dạng của u nang buồng trứng, thuộc nhóm u thực thể (nhóm những khối u phát triển từ biến đổi về cấu trúc, trạng thái của buồng trứng). U nang bì buồng trứng có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng phụ nữ và được xếp vào dạng u lành tính.
Tuy nhiên, không vì vậy mà chị em có thể mất cảnh giác với tình trạng này. U nang bì, u quái tồn tại dưới dạng đơn độc, ít khi mọc thành một cụm. Cấu trúc của u nang bì gồm có da, tóc, tuyến bã, xương, móng, nhiều tuyến mỡ. U quái như một lớp sừng và hoàn toàn có thể phát triển nếu gặp điều kiện thuận lợi.
2. Nguyên nhân và triệu chứng điển hình của u bì, u quái buồng trứng
Trong số những điều cần biết về u nang bì buồng trứng, việc nắm rõ nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh sẽ giúp chị em rất nhiều trong việc chủ động cải thiện, khắc phục tình trạng bệnh.
2.1. Nguyên nhân nào khiến chị em bị u nang bì buồng trứng
Những nguyên nhân dẫn đến u nang bì thường là những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng u nang buồng trứng ở phụ nữ.
– Tình trạng phát triển của nang trứng không được ổn định, các nang khó hấp thụ chất lỏng từ buồng trứng.
– Mạch máu nuôi dưỡng nang trứng vỡ, khiến cho các nang bị xuất huyết. Những tế bào tổn thương tích tụ và tạo thành u nang bì.
– Hormone HCG trong tình trạng dư thừa, kích thích quá trình rụng trứng và làm cho các khối u được hình thành.
– Hormone LH kích thích buồng trứng, khiến cho u nang phát triển nhanh.
– Hệ nội tiết bị rối loạn, gây suy tuyến thượng thận, tuyến yên, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng, gây ra u nang.
– Thể vàng tiếp tục tồn tại ngay cả sau quá trình phóng noãn và không tiêu biến.
– Tình trạng nhiễm trùng vùng chậu khiến cho các tế bào tại buồng trứng bị ảnh hưởng, là tiền đề dẫn đến tình trạng u nang buồng trứng.
– Các tế bào lạc nội mạc tử cung xâm lấn, bong tróc và dần tích tụ để hình thành khối u.
2.2. Triệu chứng u nang bì buồng trứng mà chị em có thể gặp phải
U nang bì buồng trứng có thể gây ra những triệu chứng tương tự một số bệnh lý phụ khoa. Những triệu chứng điển hình mà bệnh nhân u quái có thể nhận thấy rõ rệt gồm:
– Kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh, vòng kinh rối loạn.
– Đau, tức vùng bụng dưới, thắt lưng, vùng chậu.
– Tiểu khó, tiểu buốt, táo bón khi khối u phát triển to và chèn ép lên các cơ quan.
– Đau có xảy ra quan hệ tình dục.
Những triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, cường độ, tần suất tăng dần nếu khối u nang bì tại buồng trứng phát triển và không có biện pháp để cải thiện, khắc phục từ sớm.
3. U nang bì, u quái tại buồng trứng được chẩn đoán ra sao?
Như đã chia sẻ, các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý phụ khoa khác. Bởi vậy, việc thực hiện chẩn đoán u nang bì tại buồng trứng cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, qua nhiều bước khám lâm sàng, cận lâm sàng để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng, vấn đề mà người bệnh gặp phải.
– Khám, kiểm tra tổng quát phần bụng: Bác sĩ tiến hành sờ, nắn phần hố chậu để xác định vị trí phồng lên. Khi bác sĩ ấn vào vị trí này, người bệnh có thể cảm thấy đau, tức.
– Khám phần phụ được bác sĩ tiến hành thông qua vùng âm đạo hoặc hậu môn, trực tràng: Nếu tình trạng khối u lớn, có thể dễ dàng sờ thấy, chạm được vào qua ngả âm đạo. Những khối u bì còn có cấu trúc đặc, rắn, dễ cảm nhận rõ ràng hơn các khối u cơ năng cấu trúc mềm.
– Tiến hành xét nghiệm và test nồng độ HCG trong máu, nước tiểu để chắc chắn loại trừ được trường hợp người phụ nữ đang mang thai.
– Siêu âm phần phụ giúp đánh giá chi tiết kích thước, vị trí và cả số lượng, mật độ khối u nang buồng trứng, từ đó giúp xác định được chính xác hơn đặc điểm của khối u cũng như phương hướng xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT): Với những khối u có cấu trúc phức tạp, cần chẩn đoán kỹ lưỡng hơn để đưa ra chỉ định phù hợp, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng phương án chẩn đoán hình ảnh cao cấp hơn phương pháp siêu âm là chụp MRI hoặc chụp CT. Từ đây, cấu trúc, thành phần của khối u quái được phân tích rõ ràng, xác định được khối u có khả năng di căn hay lan rộng không.
– Nội soi: Phương pháp nội soi có thể dễ dàng tiếp cận khối u và lấy tế bào sinh thiết qua ngả âm đạo, đánh giá chính xác tính chất khối u nang bì, u quái.
4. Làm sao để điều trị u nang bì, u quái buồng trứng?
Với những khối u có cấu trúc dạng rắn, thuộc u nang buồng trứng thực thể như u bì, u quái, phương pháp điều trị hiệu quả nhất chính là phẫu thuật.
Tùy vào kích thước, mức độ phức tạp của khối u mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án mổ mở hoặc mổ nội soi. Ở những trường hợp bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng đang trong độ tuổi sinh sản, bệnh nhân đang có kế hoạch sinh nở, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định mổ để loại bỏ u nang bì mà không gây ảnh hưởng đến buồng trứng. Phương pháp này vừa hạn chế xâm lấn, tổn thương tới buồng trứng, vừa hạn chế được khả năng hình thành các mô sẹo làm tăng nguy cơ vô sinh.
Quá trình bóc tách khối u cần thực hiện triệt để vì các tế bào, chất béo trong khối u nang bì có thể lan sang các vùng mô xung quanh và làm tăng nguy cơ tái phát.
Với những trường hợp u nang bì đã xuất hiện biến chứng, có thể ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của các cơ quan lân cận, việc xử lý khối u là rất cần thiết. Trường hợp bệnh nhân không có nhu cầu sinh nở, đã bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, việc cắt bỏ hoàn toàn buồng trứng cũng có thể được thực hiện để giúp khắc phục hoàn toàn những yếu tố liên quan tới bệnh.
Tóm lại, u nang bì tại buồng trứng thường có tỷ lệ mắc phải không cao nhưng dù sao cũng là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh dục, sinh lý của chị em. Khối u thuộc dạng thực thể, vì vậy, người bệnh nên lựa chọn phương án phẫu thuật cũng như chủ động phòng ngừa các biến chứng nặng nề do u quái tại buồng trứng gây ra.
U nang bì buồng trứng là trường hợp u phát triển không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, không vì vậy mà người bệnh có thể lơ là, mất ý thức kiểm soát tình trạng u. Từ khi khối u bắt đầu hình thành và phát triển, chị em nên thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa để tình trạng khối u luôn được ổn định, không phát triển thêm và tránh những biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, đặc biệt là sức khỏe sinh sản nói riêng.