Triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn IV thường rõ ràng và dễ nhận biết bởi khối u đã di căn từ thực quản đến các bộ phận khác trong cơ thể. Đồng thời ở giai đoạn này, những biến chứng có thể xuất hiện khiến người bệnh khó chịu, chất lượng cuộc sống có thể bị ảnh hưởng.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh ung thư thực quản là gì?
Ung thư thực quản giai đoạn cuối có đặc điểm khối u đã phát triển đến các lớp sâu nhất của thành thực quản, có thể lan rộng đến trên 7 hạch bạch huyết, các cơ quan lân cận và ở xa như gan, phổi, xương… Triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn cuối không chỉ bắt đầu từ thực quản mà còn khởi phát từ các vị trí di căn khác.
Ung thư thực quản là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến. Ung thư thực quản có 4 giai đoạn phát triển, ở giai đoạn cuối tế bào ung thư đã di căn rộng đến các bộ phận ở xa ảnh hưởng rất nhiều đến điều trị cũng như cơ hội sống cho bệnh nhân.
2. Điều cần biết về triệu chứng ung thư thực quản trong giai đoạn IV
Bệnh ung thư thực quản xuất phát từ các tế bào ở thực quản và có thể tiến triển nhanh chóng tùy thuộc vào thể trạng của mỗi bệnh nhân. Những triệu chứng ung thư thực quản của mỗi bệnh nhân cũng khác nhau bởi chúng tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
2.1 Những triệu chứng bệnh ung thư thực quản giai đoạn IV
Triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn cuối thường rất phức tạp. Biểu hiện bệnh ung thư thực quản giai đoạn này có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tùy thuộc vào vị trí di căn của khối u cũng như thể trạng của mỗi người. Một số triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn IV phổ biến là:
– Đau đớn khi ăn, nuốt, đau tức vùng ngực
– Trớ, nghẹn khi ăn
– Buồn nôn, nước bọt tiết nhiều
– Các khối u cục xuất hiện rải rác khắp cơ thể, tập trung nhiều vùng trên rốn, nách…
– Sưng bụng, tiêu hóa kém, táo bón thường xuyên
– Cơ thể gầy, sút cân nhanh, hốc hác, da nhợt nhạt
– Đau tức vùng ngực, ho ra máu khi khối u di căn phổi
– Đi tiểu thường xuyên, đau lưng, tiểu ra máu… xuất hiện khi khối u di căn thận
– Đau xương, xương dễ gãy khi khối u di căn xương..
2.2 Xuất hiện những triệu chứng bệnh ung thư thực quản giai đoạn IV nào nguy hiểm?
Trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư thực quản, tế bào ung thư lan rộng và có thể xâm lấn tới gan, phổi, não hoặc xương… dẫn tới những triệu chứng ở từng cơ quan rõ ràng và biến chứng cũng nặng nề hơn. Qua đó, tỷ lệ tử vong của bệnh cũng tăng cao.
Ở giai đoạn này, người bệnh có thể tử vong vì nhiều nguyên nhân như khối u chèn ép mạch máu, các cơ quan bị hoại tử…
Triệu chứng của ung thư thực quản trong giai đoạn cuối thường có những triệu chứng toàn thân nghiêm trọng và có ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt nên ưu tiên hàng đầu là giúp người bệnh cải thiện triệu chứng kéo dài tuổi thọ.
Chế độ chăm sóc cần được đầu tư và yếu tố tinh thần là rất quan trọng đối với các bệnh nhân ở giai đoạn này nên người nhà cần tạo cho bệnh nhân tâm lý thoải mái. Đồng thời, sắp xếp cho bệnh nhân môi trường sống phù hợp nhất.
3. Tiên lượng và điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối
Ung thư thực quản giai đoạn cuối có tiên lượng sống thấp và điều trị khó khăn hơn rất nhiều. Tuy bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn này chỉ có khoảng 10% cơ hội sống nhưng với sự tiến bộ của y tế trong điều trị ung thư, bệnh nhân vẫn có cơ hội kéo dài sự sống nếu được điều trị tích cực.
Mục đích điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm mục đích điều trị triệu chứng, kiểm soát bệnh tránh di căn rộng hơn. Một số phương pháp có thể được chỉ định cho bệnh nhân giai đoạn cuối là: xạ trị, đặt ống nội soi (ống giãn thở, stent…) để giảm triệu chứng khó nuốt cho người bệnh; hóa trị liệu điều trị các triệu chứng bệnh tại các vị trí mà khối u di căn…
Người bệnh ung thư thực quản thường gặp khó khăn với ăn uống bởi khối chèn ép thực quản ảnh hưởng tới lưu thông tiêu hóa. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người thân lưu ý đến những vấn đề về ăn uống dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối như sau:
– Nếu bệnh nhân vẫn có thể nuốt, ưu tiên chế biến những thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, dễ nuốt
– Nếu khối u chèn ép đến thực quản nhiều có thể cần đặt Sonde dạ dày để bơm đồ ăn vào cho bệnh nhân sau khi được phẫu thuật mở thông dạ dày
– Nếu dinh dưỡng bằng đường tiêu hóa không thực hiện được hoặc bệnh nhân khó dung nạp được với đồ ăn thì cần bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân thông qua việc truyền tĩnh mạch.