Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ. Mặc dù ít gây tử vong nhưng sởi có thể kéo theo nhiều biến chứng nặng nề. Do đó khi phát hiện các triệu chứng sớm của bệnh sởi ở trẻ, bố mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín gần nhất để trẻ được thăm khám và điều trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về sởi: Khái niệm và biến chứng
1.1. Khái niệm
Như phía trên đã đề cập, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, cụ thể ở đây là truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp. Hoạt động của virus sởi, thuộc Morbillivirus của họ Paramyxoviridae là nguyên nhân khởi phát sởi.
Hoạt động của virus sởi những năm gây đây thay đổi tương đối rõ rệt, biểu hiện là bệnh sởi, thay vì chỉ thường xuyên xuất hiện vào khoảng giao mùa Đông – Xuân như trước kia, nay bệnh lây lan mạnh mẽ quanh năm.
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, sự lây lan sởi không thể tách rời vật phẩm trung gian là dịch tiết đường hô hấp, hay dịch mũi, dịch họng. Dịch tiết đường hô hấp chứa virus sởi có thể tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với một người và gây bệnh sởi cho người đó.
Về cơ bản, trẻ nào cũng có thể mắc sởi. Tuy nhiên, nguy cơ mắc sởi ở mỗi trẻ là không giống nhau. Cụ thể, những trẻ có các vấn đề sau dễ bị sởi tấn công hơn những trẻ còn lại: Thứ nhất, suy giảm miễn dịch. Thứ hai, chưa chủng ngừa vắc xin sởi. Thứ ba, dưới 12 tháng tuổi. Thứ tư, mẹ bị sởi trong thai kỳ,…
1.2. Biến chứng
Cũng đã được đề cập phía trên, sởi ít gây tử vong nhưng không kiểm soát tốt, vẫn có thể biến chứng. Biến chứng sởi khá đa dạng: Đơn giản có, phức tạp có. Theo đó, một số biến chứng từ phức tạp đến đơn giản, phổ biến nhất của sởi có thể kể đến ở đây là: Viêm não (tỷ lệ trẻ sởi biến chứng viêm não là 0,15. Đây là một con số vô cùng đáng quan ngại. Khi sởi biến chứng viêm não, trẻ có một số biểu hiện như: Sốt co giật, đau đầu dữ dội, nôn liên tục, cứng gáy, mệt mỏi, hôn mê,…); viêm phổi (sởi biến chứng viêm phổi thường là do trẻ bội nhiễm các tụ cầu khuẩn Influenzae type B và Haemophilus); viêm tai giữa; viêm giác mạc, mù lòa; tiêu chảy, nôn ói trầm trọng,….
2. Triệu chứng sớm của bệnh sởi ở trẻ
– Các triệu chứng giống triệu chứng viêm đường hô hấp: Các triệu chứng đầu tiên của bệnh sởi tương tự như triệu chứng viêm đường hô hấp, bao gồm: Sổ mũi, ho, đau họng, khó chịu và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 4 ngày. Ở giai đoạn này, trẻ có thể chưa giải thích được với bố mẹ rằng trẻ cảm thấy không khỏe nhưng trẻ có thể chán ăn, ngủ nhiều hơn bình thường và cáu kỉnh. Một số trường hợp trẻ còn bị viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng.
– Sốt: Sốt nhẹ hoặc vừa, xuất hiện trong 4 ngày đầu tiên sởi và kéo dài cho đến khi ban đỏ xuất hiện. Lúc đó, trẻ vẫn tiếp tục sốt, có thể sốt đến 105 độ F. Trẻ sẽ hạ sốt dần khi ban đỏ bắt đầu lan khắp cơ thể.
– Đốm Kopik: Đốm Kopik xuất hiện trong khoang miệng trẻ, sau các triệu chứng tương tự viêm đường hô hấp 1 – 2 ngày. Các đốm này tồn tại khoảng 6 ngày. Đốm Kopik có kích thước 1 – 2mm, màu xanh/trắng. Các đốm này giúp phân biệt khởi đầu của sởi và viêm đường hô hấp, bởi khi trẻ mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp, trẻ không có đốm Kopik.
– Phát ban: Phát ban bắt đầu xuất hiện ở ngày thứ 4. Ban màu nâu đỏ xuất hiện đầu tiên ở tai và ở chân tóc quanh trán, sau đó lan từ đầu xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống đùi và bàn chân, trong 3 ngày tiếp theo. Khoảng 1 tuần sau, ban mờ và biến mất dần theo thứ tự xuất hiện.
3. Điều trị
Có một đặc điểm mà mọi bệnh truyền nhiễm cấp tính khởi phát do virus đều có, và sởi cũng không phải ngoại lệ. Đặc điểm đó là chúng không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu vậy, chúng ta phải làm gì với sởi ở trẻ? Sởi có thể được xử lý bởi chính hệ miễn dịch của trẻ. Sau 10 – 14 ngày, sởi sẽ khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, để sởi biến mất nhanh hơn, cũng là để hạn chế nguy cơ biến chứng đối với những trẻ có hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả, bố mẹ có thể điều trị hỗ trợ hay còn gọi là điều trị triệu chứng cho trẻ.
Điều trị triệu chứng chủ yếu là dùng thuốc hạ sốt,… Mặc dù đây là loại thuốc đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta, sử dụng chúng cho trẻ bị sởi vẫn cần phải được chuyên gia chỉ định. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu sởi, đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay để trẻ được thăm khám và chỉ định sử dụng thuốc điều trị triệu chứng phù hợp.
Ngoài chỉ định thuốc điều trị triệu chứng, chuyên gia có thể sẽ chia sẻ một số lưu ý trong chăm sóc trẻ bị bệnh sởi với bố mẹ. 2 lưu ý quan trọng nhất trong các lưu ý đó là: Thứ nhất, thay vì ít bữa lớn, cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ một ngày, thực phẩm trẻ ăn cần đảm bảo chín và dễ tiêu, giàu Vitamin, đặc biệt là Vitamin A (Vitamin A giúp hạn chế biến chứng liên quan đến mắt). Thứ hai, tắm hoặc lau người cho trẻ mỗi ngày.
Trong quá trình chăm sóc, cho trẻ tái khám lập tức, nếu các triệu chứng sởi ở trẻ không thuyên giảm hoặc ở trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng: Đau đầu dữ dội, đau mắt khi tiếp xúc với ánh sáng, khó thở, li bì, mê man,…
4. Dự phòng
Mặc dù không có thuốc điều trị đặc hiệu, sởi có thể được dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin. Theo đó, không trì hoãn, trẻ đủ 9 tháng tuổi cần được chủng ngừa vắc xin sởi đơn hoặc vắc xin kết hợp sởi – quai bị – rubella càng sớm càng tốt.
Phía trên là triệu chứng sớm của bệnh sởi ở trẻ. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp chi tiết, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!