Triệu chứng lâm sàng tai biến mạch máu não cần được xử lý ngay lập tức, tránh biến chứng nguy hiểm gây tử vong.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan bệnh tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não được đánh giá là có tỷ lệ gây tử vong cao hàng thứ 2 tại Việt Nam và trong top 10 thế giới, theo báo cáo hàng năm của WHO. Bệnh trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng con người.
Tai biến mạch máu não là hiện tượng mạch máu não (động mạch, mao mạch hoặc tĩnh mạch) bị tắc hoặc vỡ đột ngột mặc dù không gây chấn thương sọ não. Khi các mao mạch vỡ hoặc tắc nghẽn, những tế bào não sẽ thiếu hụt oxy và dinh dưỡng. Thời gian càng dài, số lượng tế bào não chết đi càng nhiều. Điều này làm bệnh nhân gặp di chứng nặng nề, thậm chí là đột tử. Nếu may mắn được cứu sống thì người bệnh cũng có thể gặp các di chứng nặng nề như: tê liệt chân tay, liệt nửa mặt, khó nói chuyện…
Có nhiều cách phân loại tai biến mạch máu não. Trong đó, cách hay gặp nhất là chia làm 2 nhóm: Tai biến mạch máu não do thiếu máu não và tai biến mạch máu não do xuất huyết não. Triệu chứng lâm sàng tai biến mạch máu não cần được xử lý ngay lập tức, tránh biến chứng nguy hiểm gây tử vong.
2. Triệu chứng lâm sàng tai biến mạch máu não cần biết
2.1. Méo một bên mặt là triệu chứng lâm sàng tai biến mạch máu não
Dấu hiệu tai biến thể hiện trên khuôn mặt của bệnh nhân trước khi tai biến xảy ra. Lượng oxy trong máu cung cấp cho não bộ giảm dần làm tổn thương dây thần kinh tác động lên cơ mặt. Khuôn mặt người bệnh trở nên buồn bã. Một phần hoặc một nửa khuôn mặt bị liệt hoặc không cử động được. Nếu nghi ngờ bệnh nhân đã bị đột quỵ hãy yêu cầu bệnh nhân cười. Nếu phát hiện nụ cười bị méo một phần hoặc một bên mặt xệ xuống, thì đó là dấu hiệu tai biến.
2.2. Giảm cử động tay là triệu chứng lâm sàng tai biến mạch máu não
Lượng máu đến não không đủ nên chức năng thần kinh bị suy giảm, cụ thể là cánh tay. Người bệnh sẽ cảm thấy cánh tay đau nhức, cử động khó khăn và dần không cử động được. Dấu hiệu tai biến ở cánh tay dễ nhận biết nhất khi bạn yêu cầu người bệnh đưa hai tay lên cao thì một bên tay sẽ không nhấc lên nổi hoặc buông hẳn xuống.
2.3. Suy giảm thị
Thị lực giảm dần là dấu hiệu tai biến mà người bình thường khó có thể nhận biết được. Vì thế người bệnh cần chủ động ghi nhớ dấu hiệu tai biến này và thông báo ngay cho người nhà khi có dấu hiệu bất thường. Nguyên nhân là thuỳ não bộ chịu trách nhiệm về chức năng thị giác không được cấp đầy đủ oxy và hoạt động của thuỳ não bị suy giảm dần khiến thị lực bị suy giảm. Người bệnh sẽ thấy mọi thứ nhoà phai và mờ dần.
2.4. Nói lắp
Trước khi xảy ra tai biến sẽ xuất hiện các cục máu đông ngăn cản sự tuần hoàn máu tới một phần của não điều khiển sự giao tiếp và giọng nói. Vì thế người bệnh sẽ có dấu hiệu nói lắp như không nói được câu nào, nói không nên tiếng hoặc nói khó hiểu.
2.5. Yếu 1 phần cơ thể
Sau khi bị liệt một cánh tay, người bệnh sẽ bị liệt một phần cơ thể hoặc nửa cơ thể. Một số bộ phận cử động khó khăn hoặc mặc dù đã cố gắng điều chỉnh nó nhưng không cử động được. Đây là dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng và có thể đưa đến liệt vĩnh viễn nếu không kịp thời dùng thuốc hay đưa đến viện kịp thời.
2.6. Hoa mắt, choáng váng
Hoa mắt, choáng váng, đầu óc quay cuồng là dấu hiệu của bệnh thiếu máu não. Đây là dấu hiệu tai biến khá phổ biến và xảy ra ở hầu hết các trường hợp.
2.7. Dáng đi yếu
Dấu hiệu tai biến tiếp theo mà bệnh nhân có thể gặp phải là khó đi lại hoặc đi lại rất khó khăn. Nếu trước đó bệnh nhân đã đi lại bình thường, chứng tỏ lượng máu đến não đang giảm nhanh chóng. Nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình đi lại từ lâu, cần quan sát thật kỹ. Xem xét tình trạng và mức độ bệnh tăng lên hay không.
2.8. Đau đầu
Thiếu oxy lên não sẽ khiến bệnh nhân bị đau đầu âm ỉ hoặc đau theo cơn. Thậm chí có bệnh nhân sẽ có cảm giác muốn nổ tung đầu. Mức độ đau đớn ngày càng khốc liệt hơn. Nếu gặp dấu hiệu trên hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay, nếu không sẽ có nguy cơ dẫn đến biến chứng chết não.
2.9. Nấc cục
Một trong những cảnh báo sớm của căn bệnh tai biến mà ít người nhận thấy đó chính là nấc cục. Nhiều người bỗng dưng bị nấc nghĩ rằng đó chỉ là các cơn nấc bình thường, dẫn đến chủ quan. Hiện tượng nấc cục thường gặp ở phụ nữ.
2.10. Khó thở
Bệnh nhân sẽ thấy khó thở, thở gấp và tim đập nhanh. Mỗi người sẽ có những dấu hiệu tai biến trên và tuỳ thuộc vào vùng não bị tổn thương bởi thiếu oxy.
Những dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian khá ngắn và sẽ biến mất ngay sau đó. Người bệnh hầu như không chú ý vì nghĩ cơ thể đã ổn định. Tuy nhiên, đó gọi là tình trạng tai biến mạch máu não thoáng qua, báo hiệu thời điểm phát bệnh cận kề.
3. Nguyên tắc chữa trị tai biến mạch máu não
Nguyên tắc chung trong điều trị tai biến/đột quỵ chính là cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực. Điều này giúp ngăn ngừa những biến chứng cũng như giảm thiểu tối đa khả năng tử vong. Khi thấy triệu chứng lâm sàng tai biến mạch máu não, cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu và chuyển người bệnh đến bệnh viện.
Ngoài ra, cũng cần chú ý giữ cho người bệnh không bị té ngã và đặt người bệnh nằm nghiêng để bảo vệ đường hô hấp. Trước và trong khi đưa đi cấp cứu, người bệnh tuyệt đối không ăn gì. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không tự ý điều trị bằng những phương pháp như: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp…
Không nên cho người bệnh bị tai biến dùng thuốc huyết áp hoặc các loại thuốc khác. Cần theo dõi triệu chứng xem người bệnh có nôn, co giật, méo mồm… hay không. Khi đến bệnh viện thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán người bệnh có bị tai biến mạch máu não hay không.
Việc điều trị bệnh tai biến mạch máu não kịp thời giúp cứu sống người bệnh và hạn chế biến chứng. Đồng thời, điều trị sớm hỗ trợ người bệnh phục hồi nhanh, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.