Căn bệnh ung thư thực quản hiện đang nằm trong top 10 những căn bệnh ung thư nguy hiểm trên thế giới. Vậy ung thư thực quản là gì, nguyên nhân và các triệu chứng bệnh ung thư thực quản bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới dây.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư thực quản là gì?
Thực quản là bộ phận nằm bên trên của ống tiêu hóa, giúp chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Thực quản dài tầm 25cm, được chia thành 3 đoạn: ⅓ trên, ⅓ giữa và ⅓ dưới. Ung thư thực quản được hình thành từ các tế bào bất thường có trong niêm mạc thực quản chuyển biến thành khối u ác tính. Khối u này phát triển sẽ xâm nhập vào sâu trong thành thực quản và có khả năng di căn đến các bộ phận khác như phổi, gan, xương,…Khối u có thể xuất hiện bất cứ đâu dọc theo chiều dài của thực quản.
Bệnh ung thư thực quản được chia thành hai loại chính:
– Ung thư biểu mô tế bào vảy: Đây là loại ung thư chiếm khoảng 90% các ca ung thư thực quản, phát triển từ những tế bào vảy lót ở đoạn ⅓ trên và ⅓ giữa. Nguyên nhân nhân dẫn đến loại ung thư này là lạm dụng rượu bia và thuốc lá.
– Ung thư biểu mô tuyến: Loại ung thư chiếm khoảng 2-8% trong số các loại ung thư thực quản. Loại này được hình thành từ những tế bào biểu mô tuyến tại ⅓ đoạn dưới của thực quản, là đoạn nối giữa thực quản và dạ dày, do đó loại ung thư này thường liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày và béo phì.
Ngoài ra, còn có một số loại ung thư thực quản khác chiếm khoảng 1% bao gồm ung thư tế bào nhỏ, u Lympho ác tính,…
2. Các nguyên nhân dẫn đến mắc ung thư thực quản
Ung thư thực quản thường gặp ở nam giới nhiều hơn là nữ giới với tỉ lệ là 4:1. Nghiên cứu cho thấy những người mắc ung thư thực quản thường có những thói quen hay tình trạng chung sau đây:
– Thói quen thường xuyên hút thuốc hoặc uống rượu bia
– Có chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn những đồ nóng hoặc chứa nhiều Nitrit và Nitrat (là nguồn cơn sinh ra ung thư) cũng khiến khả năng mắc ung thư thực quản tăng cao.
– Một số bệnh lý cũng tăng khả năng mắc ung thư thực quản cao như trào ngược dạ dày thực quản, co thắt tâm vị không được điều trị, bỏng thực quản do tiếp xúc với hóa chất,….
3. Các triệu chứng bệnh ung thư thực quản thường gặp
Ung thư thực quản cũng giống hầu hết các loại ung thư khác là gần như không có biểu hiện gì ở giai đoạn đầu của bệnh. Những dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản thường sẽ chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng.
3.1. Cảm giác nuốt bị nghẹn là một trong các triệu chứng bệnh ung thư thực quản
Nuốt nghẹn là cảm giác thức ăn bị vướng vào trong thực quản và có thể bị nôn trở ra ngoài. Mức độ nuốt nghẹn tăng dần từ dạng đặc tới thức ăn dạng lỏng. Thường khi xuất hiện tình trạng nuốt nghẹn thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
3.2. Thường xuyên bị nôn
Khi mắc phải ung thư thực quản, sẽ xuất hiện tình trạng buồn nôn với những đặc điểm sau:
– Thường xuyên xảy ra khi biểu hiện nuốt nghẹn đã xuất hiện rõ rệt
– Tình trạng nôn có thể xảy ra trong và sau bữa ăn
– Chất nôn là dạng thức ăn vừa dung nạp và không có lẫn với dịch vị, có thể lẫn một ít máu trong chất nôn.
3.3. Tình trạng tăng tiết nước bọt cũng là một trong những triệu chứng bệnh ung thư thực quản
Khi ung thư thực quản đã trở nặng dẫn đến tình trạng nuốt nghẹn thường xuyên xảy ra. Điều này khiến cho nước bọt không thể xuống được dạ dày. Lượng nước bọt tiết ra không mất đi nên người bệnh sẽ phải liên tục nhổ nước bọt ra bên ngoài.
3.4. Sụt cân
Bởi khi mắc ung thư thực quản, người bệnh thường xuyên bị nuốt ngược hay nôn có thể gây ra tình trạng sợ ăn hoặc kén ăn. Do đó, người bệnh sẽ bị sút cân, suy kiệt thậm chí là dẫn đến bị thiếu máu.
3.5. Một số triệu chứng khác
Khi ung thư thực quản đã di căn đến các bộ phận khác sẽ có các triệu chứng sau: Khó thở, ho, sặc, tình trạng khàn tiếng, đau khi nuốt, đau tức ngực hoặc đau lưng, đau bụng ở vùng thượng vị,…
4. Có những phương pháp tầm soát ung thư thực quản phổ biến nào?
Với mức độ nguy hiểm của căn bệnh ung thư thực quản, các phương pháp tầm soát ung thư được thực hiện nhằm phát hiện sớm cũng như có những phương pháp điều trị hợp lý. Có 4 phương pháp sàng lọc ung thư thực quản được sử dụng thường xuyên trong y học bao gồm:
– Xét nghiệm máu: Những chỉ số giúp chỉ điểm ra tế bào ung thư thực quản gồm: CEA, SCC, CA 19-9, CA 72-4, Pepsinogen. Các chỉ số này không chỉ giúp chẩn đoán và sàng lọc mà còn giúp theo dõi hiệu quả điều trị ung thư thực quản. Tuy nhiên xét nghiệm máu không chắc chắn hoàn toàn người khám có mắc bệnh hay không nên cần kết hợp với những phương pháp chẩn đoán khác.
– Nội soi thực quản: Là một trong những phương pháp tầm soát ung thư thực quản phổ biến. Bác sĩ sẽ thực hiện nội soi bằng một dụng cụ đặc biệt có gắn camera ở phần đầu, sau đó sẽ đưa dụng cụ đến thực quản của người khám. Phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp hình ảnh thực quản từ đó đánh giá được tình trạng tổn thương, kích thước và hình dạng của khối u xuất hiện bên trong thực quản.
– Chụp X-quang: Qua hình ảnh chụp X-quang, bác sĩ sẽ có thể quan sát được những điểm bất thường bên trong thực quản mà không gây xâm lấn. Chụp X-quang thường được sử dụng sau khi bệnh nhân đã thực hiện nội soi.
– Chụp cắt lớp CT: Phương pháp này cho phép quan sát được mức độ xâm lấn và di căn của những tế bào ung thư. Thông qua chụp CT, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng của thực quản cũng như sức khỏe của toàn bộ cơ thể người khám.
Kết quả tầm soát ung thư thực quản có chính xác hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cở sở y tế thực hiện. Trước sự xuất hiện của nhiều cơ sở y tế có thực hiện tầm soát ung thư thực quản như hiện nay, thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI vẫn đang là một trong top những bệnh viện nổi bật nhất. TCI sở hữu trang thiết bị hiện đại, đảm bảo quá trình thăm khám và chẩn đoán chính xác. Đội ngũ nhân viên y tế và bác sĩ được đào tạo bài bản, với tinh thần chăm sóc khách hàng như người nhà. Ngoài ra, TCI còn sở hữu nhiều cơ sở y tế được đặt tại những vị trí đắc địa trên địa bàn Hà Nội đảm bảo nhu cầu y tế của toàn bộ người dân.
Trên đây là những thông tin về ung thư thực quản bao gồm định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp tầm soát của căn bệnh trên. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như để phòng tránh căn bệnh ung thư thực quản.