Trị suy tuyến thượng thận cấp phần lớn người bệnh sẽ được dùng những loại thuốc hormone, nhằm thay thế những hormone mà tuyến thượng thận không tạo ra được.
Menu xem nhanh:
1. Suy tuyến thượng thận là gì?
Suy tuyến thượng thận là một trong những dạng rối loạn hiếm gặp. Nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc do rối loạn chức năng của tuyến thượng thận. Bên cạnh đó bệnh có thể do các vấn đề ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên, dùng thuốc corticoides lâu dài. Khi không được chữa trị sớm, người bệnh có thể bị suy tuyến thượng thận thứ phát hoặc bệnh Addisonian. Các bệnh này dẫn đến nhiều biến chứng đe doạ đến tính mạng như: thiếu nước trầm trọng, hạ natri và không đáp ứng được với những phương pháp bù nước thông thường. Nếu không được chữa trị, cuộc khủng hoảng Addisonian sẽ dẫn đến sốc, co giật, hôn mê, tử vong.
2. Dấu hiệu phát bệnh suy tuyến thượng thận cấp
– Môi nhợt nhạt, khô, cảm giác buồn nôn.
– Người bệnh bị nôn, tiêu chảy nặng.
– Thở nhanh, khó thở, thường đi kèm với đau đầu dữ dội.
– Suy yếu tinh thần trầm trọng, mất trí nhớ.
Lưu ý, 24 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng suy tuyến thượng thận cấp là giai đoạn nguy hiểm. Người bệnh có thể xảy ra tình trạng sốt cao, mất nước, mất tri giác, loạn mạch… bất cứ lúc nào. Nhanh chóng nhập viện theo dõi và làm xét nghiệm kiểm tra là cách để điều trị suy tuyến thượng thận cấp hiệu quả.
3. Dấu hiệu phát bệnh suy tuyến thượng thận mạn
Các triệu chứng suy thượng thận khác nhau ở mỗi người. Những dấu hiệu bệnh này có thể tương tự với các vấn đề sức khỏe khác. Do đó người bệnh thường dễ nhầm lẫn và chủ quan. Nếu không điều trị kịp thời, suy tuyến thượng thận có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
– Mệt mỏi, chóng mặt
– Da xanh đen, vùng núm vú, miệng, trực tràng, bìu và âm đạo
– Sụt cân mà không rõ biết nguyên nhân
– Chán ăn
– Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn
– Đau bụng, tiêu chảy
– Đau cơ, hạ huyết áp, hạ đường huyết.
– Vô kinh hoặc kinh nguyệt không đều.
Ngay khi mọi người nhìn thấy những dấu hiệu trên, họ nên đi khám bác sĩ ngay. Truyền đạt rõ ràng các triệu chứng và tình trạng để bác sĩ có thể kê đơn điều trị thích hợp.
4. Căn nguyên gây bệnh lý suy tuyến thượng thận
4.1. Căn nguyên gây suy tuyến thượng thận nguyên phát
Nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh tự miễn. Khi đó, hệ thống phòng vệ của cơ thể tấn công và phá hoại các tế bào của chính nó. Khi tuyến thượng thận bị suy, chúng không sản xuất hormone ortisol và aldosterone. Các nguyên nhân khác của AI nguyên phát gồm: xuất huyết trong các tuyến thượng thận, nhiễm khuẩn, bệnh bẩm sinh (di truyền) và phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận.
4.2. Căn nguyên gây suy tuyến thượng thận thứ phát
Suy thượng thận thứ phát là do tuyến yên không sản sinh đủ hormone ACTH (adrenocorticotropin) và tuyến thượng thận không sản xuất đủ cortisol. Các nguyên nhân suy tuyến thượng thận thứ phát gồm: u tuyến yên, tuyến yên bị cắt bỏ hoặc đang xạ trị, các bộ phận của vùng dưới đồi bị phá huỷ, ung thư di căn tuyến thượng thận… Ngoài ra ở Việt Nam thường gặp tình trạng dùng corticoid kéo dài, ở bệnh nhân hen suyễn và viêm khớp dạng thấp.
5. Trị hiệu quả bệnh suy thượng thận cấp
Tùy theo tình trạng và bệnh nguyên phát hay thứ phát mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương án điều trị suy tuyến thượng thận cấp khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân suy tuyến thượng thận được điều trị bằng thuốc nội tiết tố (glucocorticoid và Mineralocorticoid). Các loại thuốc này nhằm thay thế các hormone mà tuyến thượng thận không thể sản xuất được. Trong những trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ phối hợp chỉ định để kiểm soát sức khỏe tốt hơn. Hầu hết bệnh nhân suy tuyến thượng thận cần thay thế hormone suốt đời. Tuy nhiên, việc phục hồi chức năng có thể làm ngừng việc bù hormone trong một số trường hợp.
5.1. Trị suy tuyến thượng thận cấp: Thay thế hormone
Bệnh nhân suy tuyến thượng thận được điều trị thay thế hormone, chủ yếu ở nhóm cortisol. Nếu bị Addison, người bệnh có thể dùng thêm aldosterone. Thay thế hormone bắt đầu bằng cách tiêm tĩnh mạch và corticosteroid đường uống.
5.2. Trị suy tuyến thượng thận cấp bằng thuốc
Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân. Nhưng người bệnh cần lưu ý:
– Người bệnh nhớ uống thuốc đều đặn, nếu ngừng thuốc rất dễ rơi vào tình trạng suy thượng thận cấp tính nguy hiểm đến tính mạng.
– Người bệnh phải biết điều chỉnh liều lượng trong những tình huống nhất định như khi cơ thể đang trong tình trạng căng thẳng như ốm đau, tiêu chảy, nhiễm trùng… Ngoài ra, tăng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Tái khám định kỳ với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng và sàng lọc các biến chứng liên quan đến tác dụng phụ lâu dài của corticosteroid (có thể loãng xương, tiểu đường…).
5.3. Trị suy tuyến thượng thận cấp do chấn thương khác
Bệnh nhân suy thượng thận cần dùng liều corticosteroid cao hơn nếu chấn thương nặng (bất tỉnh, hôn mê). Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticosteroid vào tĩnh mạch. Khi bệnh nhân hồi phục, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng của bạn trở lại mức bình thường trước khi bị thương.
6. Phòng bệnh suy tuyến thượng thận cấp bằng cách nào?
Suy tuyến thượng thận gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Từ góc độ nguyên nhân của bệnh suy tuyến thượng thận, người dân và người bệnh cần chú ý những vấn đề sau để phòng ngừa bệnh.
– Việc sử dụng corticosteroid bừa bãi, đặc biệt ở bệnh nhân viêm xương khớp là nguyên nhân chính gây suy thượng thận thứ phát. Vì vậy, dù mắc bệnh gì, người dân cũng không nên dùng thuốc và thuốc có chứa corticosteroid mà không có chỉ định của bác sĩ.
– Nếu có nhu cầu sử dụng corticosteroid lâu dài, người bệnh cần khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ, để điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.
– Tình trạng suy thượng thận cấp rất nguy hiểm và có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị. Do đó, người bệnh phải sử dụng thuốc corticoid suốt đời. Người mắc bệnh phải luôn mang thuốc dự trữ bên cạnh. Khi dúng thuốc nếu gặp căng thẳng cần thông báo ngay với bác sĩ. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
– Thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện triệu chứng và khám sức khỏe định lỳ để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm.