Trẻ bị sổ mũi phải làm sao?

Trẻ bị sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, hầu hết cha mẹ thường không biết khi trẻ bị sổ mũi phải làm sao nên thường lo lắng. Dưới đây là một số lưu ý khi trẻ bị sổ mũi phải làm sao bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm thông tin.

Trẻ bị sổ mũi phải làm sao?

Trẻ bị sổ mũi có thể do nguyên nhân thông thường bé khóc nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tai mũi họng ở trẻ. Tùy từng nguyên nhân cha mẹ có cách xử trí phù hợp.

Trẻ bị sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Trẻ bị sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Trẻ bị viêm mũi

– Nếu là viêm mũi nhẹ: bé có thể không cần uống thuốc, bạn chỉ nên giữ sức khỏe và đề phòng những dấu hiệu dị ứng ở bé. Bạn có thể vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nhỏ mũi dành cho bé khoảng 1-2 lần/ngày. Bên cạnh đó, bạn nên hút mũi cho bé thường xuyên.

+ Bạn cũng có thể dùng tăm bông để vệ sinh mũi cho bé hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi dùng tăm bông lau mũi cho bé, bạn nên cẩn thận nhúng đầu tăm bông vào một chén nước ấm. Nếu tăm bông bị khô, khi đưa vào khoang mũi của bé, những hạt bụi nhỏ li ti xuất hiện trên bề mặt tăm bông có thể bám vào khoang mũi bé, khiến bé dễ bị viêm hơn.

– Nếu bé bị viêm mũi nặng: bé có thể phải uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp này, bạn nên lưu ý, vì nếu bị viêm mũi nặng, bé có thể kéo theo dấu hiệu ho, viêm phổi…

Do thay đổi thời tiết

Nhất là khi trời lạnh, mũi của bé sẽ phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài trước khi luồng không khí này xâm nhập vào phổi. Những mạch máu nhỏ bên trong lỗ mũi bị kích thích nên chúng sẽ giãn nở, để sưởi ấm luồng không khí lạnh bên ngoài. Sự giãn nở của những mạch máu trong khoang mũi khiến mũi sản xuất nhiều dịch hơn. Kết quả là bé sẽ bị sổ mũi.

Bạn nên giữ ấm vùng chân, tay, đầu cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, dễ làm gia tăng tình trạng đổ mồ hôi. Bạn cũng tránh rửa mặt mũi, chân tay hoặc tắm cho bé bằng nước lạnh.

Bé bị dị ứng

Bé bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chảy nước mũi sau khi bé phải tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hoặc lông động vật. Đây là cách cơ thể bé phản ứng lại với những thứ nguy hiểm như vi khuẩn.

Nếu tình trạng dị ứng của bé nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé một số thuốc chống dị ứng hiệu quả.

Bé khóc

Khi khóc, nước mắt của bé sẽ chảy ra từ tuyến lệ (dưới mí mắt), dẫn tới khoang mũi. Nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây và khiến bé bị chảy nước mũi.

Lưu ý khi xử trí trẻ bị sổ mũi

Rửa mũi cho trẻ cần đúng cách

Rửa mũi cho trẻ cần đúng cách

Với trẻ lớn nếu rửa mũi bằng loại bơm chuyên dụng sẽ rất hiệu quả nhưng phải làm đúng nếu không sẽ có tác hại cho trẻ, có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Kỹ thuật này cần thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với trẻ nhỏ hơn có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi nhiều lần. Nhỏ 4-6 giọt mỗi bên để mũi mềm sau đó hỉ mũi ra hoặc dùng dụng cụ hút để hút ra ngoài.

Đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám khi trẻ có biểu hiện sổ mũi

Đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám khi trẻ có biểu hiện sổ mũi

Khi trẻ xì mũi, lưu ý không để trẻ bịt cả hai bên cánh mũi, nhiều khi tăng áp lực đột ngột lên vùng mũi xoang, có thể dẫn đến biến chứng, thậm chí gây viêm xoang. Hỉ mũi xong nên sử dụng khăn giấy dùng một lần, không dùng đi dùng lại và không vứt giấy bừa bãi. Ngoài ra, phụ huynh không nên trực tiếp đưa miệng hút mũi cho em bé như trước đây, có thể khiến mầm bệnh hô hấp lây lan nhanh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital