Trào ngược thượng vị là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu rõ nguyên nhân, các phương pháp chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng này, đồng thời cải thiện sức khỏe tiêu hóa và cuộc sống hàng ngày.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây trào ngược thượng vị
Trào ngược thượng vị đặc trưng bởi tình trạng nóng rát, đau thượng vị và buồn nôn, thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc khi nằm. Loại trào ngược này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố sinh lý, bệnh lý và lối sống không lành mạnh. Việc nhận biết rõ những yếu tố này sẽ giúp người bệnh chủ động phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
1.1. Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới – Nguyên nhân hàng đầu gây trào ngược thượng vị
Cơ thắt thực quản dưới đóng vai trò như “cửa van” giữa dạ dày và thực quản, giúp ngăn axit và thức ăn trào ngược lên thực quản. Khi cơ này suy yếu, trào ngược dễ xảy ra và gây khó chịu ở thượng vị.
– Nguyên nhân: Cơ thắt thực quản yếu có thể do tuổi tác, áp lực từ dạ dày hoặc tổn thương cơ quan tiêu hóa.
– Biểu hiện: Người bệnh cảm thấy nóng rát, khó chịu vùng thượng vị, đặc biệt sau khi ăn nhiều hoặc nằm xuống ngay sau bữa ăn.
1.2. Chế độ sinh hoạt không khoa học tiềm ẩn nguy cơ
Thói quen sinh hoạt và thực phẩm tiêu thụ hàng ngày có ảnh hưởng lớn, làm tăng nguy cơ trào ngược thượng vị bao gồm:
– Sử dụng thực phẩm gây kích thích: Đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê và đồ uống có ga làm tăng tiết axit dạ dày.
– Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm giảm hiệu quả của cơ thắt thực quản.
– Thói quen ăn uống không khoa học: Ăn quá no, ăn trước khi ngủ hoặc không nhai kỹ dễ dẫn đến trào ngược.
1.3. Các bệnh lý tiêu hóa liên quan đến trào ngược thượng vị
Ngoài các nguyên nhân trên, một số bệnh lý tiêu hóa cũng là yếu tố làm gia tăng tình trạng trào ngược khó chịu thượng vị như:
– Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Là nguyên nhân phổ biến nhất, xảy ra khi axit dạ dày trào lên thực quản.
– Viêm loét dạ dày – tá tràng: Tổn thương niêm mạc dạ dày khiến axit dễ trào ngược.
– Thoát vị hoành: Là tình trạng phần trên của dạ dày di chuyển lên qua cơ hoành, làm suy giảm chức năng van ngăn trào ngược.
2. Chẩn đoán tình trạng khó chịu thượng vị do trào ngược
Chẩn đoán chính xác là bước quan trọng giúp xác định mức độ và nguyên nhân của trào ngược thượng vị, từ đó xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.
2.1. Triệu chứng lâm sàng
Bác sĩ sẽ thu thập thông tin qua các triệu chứng trào ngược đặc trưng, bao gồm:
– Cảm giác nóng rát thượng vị: Xuất hiện thường xuyên, nhất là sau bữa ăn hoặc khi nằm.
– Ợ hơi, ợ chua: Do axit trào ngược lên thực quản.
– Buồn nôn, nôn: Đặc biệt khi ăn quá nhiều hoặc tiêu thụ thực phẩm kích thích.
Kết hợp với việc khám lâm sàng, khai thác bệnh sử, lối sống,… các bác sĩ có thể đưa ra chỉ định phươn pháp chẩn đoán cận lâm sàng phù hợp.
2.2. Phương pháp cận lâm sàng
Để xác định rõ hơn tình trạng bệnh, các kỹ thuật cận lâm sàng được áp dụng gồm:
– Nội soi dạ dày – thực quản: Giúp phát hiện tổn thương niêm mạc và đánh giá mức độ viêm.
– Đo pH thực quản 24 giờ: Là phương pháp chuẩn đoán chính xác mức độ axit trào ngược.
– Đo áp lực độ phân giải cao (HRM): Phương pháp giúp đánh giá vận động và chức năng của các cơ thực quản, đặc biệt là cơ thực quản dưới.
– Chụp CT: Đánh giá hình thái bất thường, chẳng hạn thoát vị hoành, khối u.
– Siêu âm: Kiểm tra các bất thường ở gan, thận, phân biệt với các triệu chứng khác của trào ngược.
Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, các kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý trào ngược và tiêu hóa được trang bị đồng bộ với thiết bị tiên tiến. Đặc biệt, phương pháp đo pH thực quản 24 giờ và HRM sử dụng máy móc nhập khẩu từ Mỹ với độ chính xác vượt trội. Các phương pháp nội soi dạ dày – thực quản, kỹ thuật siêu âm, và chụp CT đa dãy hiện đại cũng sớm được ứng dụng, mang lại hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị các bệnh tiêu hóa.
3. Điều trị trào ngược thượng vị
Việc điều trị trào ngược thường tập trung vào giảm triệu chứng, điều trị nguyên nhân gốc rễ và ngăn ngừa tái phát.
3.1. Duy trì lối sống, chế độ ăn uống
Điều chỉnh lối sống là bước đầu tiên và quan trọng trong kiểm soát bệnh. Những người bị trào ngược khó chịu ở thượng vị cần:
– Ăn uống hợp lý: Tránh thực phẩm kích thích, chia nhỏ bữa ăn và ăn chậm rãi.
– Tư thế sau ăn: Ngồi thẳng ít nhất 30 phút, tránh nằm ngay sau bữa ăn.
– Hạn chế rượu bia, thuốc lá: Loại bỏ các yếu tố làm suy yếu cơ thắt thực quản.
3.2. Sử dụng thuốc điều trị
Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để kiểm soát trào ngược thượng vị bao gồm:
– Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Giảm tiết axit dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc thực quản.
– Thuốc kháng axit: Trung hòa axit dư thừa, giảm nhanh triệu chứng nóng rát.
– Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản: Hỗ trợ cải thiện chức năng cơ thắt.
Khi uống thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng, thời gian, tránh tự ý thay đổi hoặc ngưng thuốc vì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
3.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật giúp tăng cường chức năng cơ thắt thực quản dưới, ngăn ngừa axit trào ngược, được xem xét khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc có biến chứng nghiêm trọng.
4. Phòng ngừa trào ngược thượng vị
Phòng ngừa trào ngược là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa và duy trì chất lượng cuộc sống, bao gồm các biện pháp:
4.1. Cải thiện thói quen ăn uống
– Tránh thực phẩm kích thích: Bao gồm đồ ăn cay, chua và nhiều dầu mỡ.
– Ăn đúng giờ: Tránh ăn quá muộn hoặc để bụng quá đói.
4.2. Luyện tập thể dục, tránh căng thẳng
– Tập thể dục nhẹ nhàng: Yoga, đi bộ giúp cải thiện tiêu hóa.
– Quản lý stress: Hạn chế căng thẳng để ngăn rối loạn chức năng tiêu hóa.
Hiểu rõ nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị trào ngược thượng vị là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm đến các cơ sở y tế uy tín như Thu Cúc TCI để được hỗ trợ tốt nhất.