Trào ngược dạ dày khi ngủ là tình trạng rất phổ biến ở người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Tình trạng này thường ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sự tỉnh táo của người bệnh. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng trào ngược này, nguyên nhân do đâu, triệu chứng, hậu quả và cách xử lý như thế nào.
Menu xem nhanh:
1. Trào ngược dạ dày khi ngủ là gì?
Ban ngày khi bạn đứng, dạ dày đứng thẳng và ống thực quản cũng nối thẳng từ miệng dạ dày lên. Ở người bình thường thì dạ dày luôn được đóng kín nên acid dạ dày không bị trào lên ống thực quản trong quá trình co bóp, tiêu hóa. Nhưng ở người bệnh trào ngược nắp dạ dày đóng không kín hay thậm chí là không có nắp vậy nên acid dễ bị bắn lên ống thực quản.
Vì ban ngày dạ dày đứng nên acid trào lên trong thời gian ngắn và nhanh trở lại bình thường. Còn ban đêm dạ dày nằm khi bạn ngủ thì khác. Mặc dù ban đêm acid không nhiều như ban ngày nhưng vì lúc này dạ dày bị đổ nghiêng nên tạo điều kiện cho acid trào ngược lên mà không cần tác động co bóp. Lúc này ống thực quản cũng đang nằm ngang một mức với dạ dày nên acid tràn sang toàn bộ ống thực quản và ứ đọng lại. Khác với trào ngược ban ngày là acid không rút về dạ dày, gây cảm giác khó chịu nhiều hơn.
Tỉ lệ bị trào ngược dạ dày vào ban ngày phổ biến hơn ban đêm. Đặc biệt là sau bữa ăn khi dạ dày đang chứa rất nhiều dịch, còn ban đêm khi ngủ dạ dày sẽ tiết ít dịch hơn. Nhưng hiện tượng trào ngược ban đêm lại gây nhiều tác hại hơn.
2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày khi ngủ là gì?
Trào ngược dạ dày lúc ngủ là một hiện tượng đặc trưng ở những người bệnh trào ngược dịch vị vào ban đêm. Đặc biệt những người trưởng thành là đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân gây ra trào ngược vô cùng đa dạng. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến bệnh thường gặp nhất.
2.1. Tư thế ngủ sai
Trào ngược dạ dày khi ngủ xảy ra đa số là do ngủ sai tư thế. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới hiện tượng này. Tư thế ngủ sai sẽ dẫn đến việc dạ dày không được nghỉ ngơi. Lúc đó lượng acid trong dạ dày có thể tăng cao, chênh lên ở 1 phần rồi tràn ngược lên phía trên thực quản.
Đặc biệt những người có cấu tạo hệ bài tiết dịch nhiều thì chỉ cần nằm xuống cũng xuất hiện trạng thái trào ngược. Vậy nên đôi khi chính cơ địa của mỗi người cùng là nguyên nhân dẫn đến bệnh.
2.2. Thói quen ăn khuya gây trào ngược dạ dày khi ngủ
Theo lời khuyên của chuyên gia tiêu hóa, sau 8 giờ tối không nên ăn uống để dạ dày có thời gian tiêu hóa hết lượng thức ăn và chuẩn bị nghỉ ngơi trong giấc ngủ. Tuy nhiên có rất nhiều người rất thích ăn đêm và không có thói quen để dạ dày nghỉ ngơi.
Việc ăn vào ban đêm khiến cho dạ dày phải chịu một áp lực tiêu hóa vô cùng lớn. Khi đó nó phải liên tục co bóp và tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Tất nhiên điều này cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc bị trào ngược dạ dày trong lúc ngủ.
2.3. Trào ngược dạ dày khi ngủ do một số nguyên nhân khác
Ngoài 2 nguyên nhân phổ biến trên, bệnh trào ngược dạ dày ban đêm còn có thể bắt nguồn bởi những nguyên nhân khác như:
– Thần kinh căng thẳng, stress quá nhiều, liên tục trong thời gian dài.
– Thường xuyên sử dụng đồ uống có gas.
– Ăn quá nhiều đồ chua.
– Do ảnh hưởng của quá trình mang thai, ảnh hưởng của một số bệnh lý thực quản,…
3. Dấu hiệu của trào ngược dạ dày lúc ngủ
Triệu chứng, dấu hiệu phổ biến của trào ngược dạ dày ban đêm trong lúc ngủ gồm:
– Thứ nhất là xuất hiện các triệu chứng vào ban đêm khi bạn nằm. Các triệu chứng khó chịu như đau, nóng ngực,… sẽ diễn ra khi lượng acid chảy từ dạ dày sang thực quản đủ nhiều. Nó còn gây ra cảm giác có dịch trào lên cổ, ho, khó thở. Các hiện tượng này sẽ khiến bạn khó chịu, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
– Thứ hai là xuất hiện triệu chứng vào sáng sớm hôm sau. Nếu trong đêm chỉ có một ít acid chảy từ dạ dày sang thực quản nên bạn vẫn ngủ được bình thường. Tuy nhiên sang sáng hôm sau, khi thức dậy bạn sẽ gặp phải cảm giác đắng miệng, đau họng, buồn nôn, khô miệng… khi đánh răng.
Ngoài ra 2 dấu hiệu trên thì các triệu chứng như đau họng, ho, khàn tiếng, khó thở,… cũng dễ gặp với những người bị trào ngược dạ dày ban đêm. Lý do là vì khi nằm ngủ không còn trọng lực nữa, acid dễ dàng trào từ dạ dày sang thực quản và đi lên cả phần họng – thanh quản để gây tác hại ở đây.
4. Mức độ phổ biến của trào ngược dạ dày khi ngủ
Trào ngược dạ dày lúc ngủ rất dễ gặp ở những người bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài. Bệnh trào ngược thường được xem như là bệnh mãn tính. Hiện chưa có cách gì điều trị dứt điểm, tận gốc, khỏi hoàn toàn bệnh này. Vậy nên tỷ lệ mắc trào ngược ban đêm rất phổ biến với người bị trào ngược.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã công bố có khoảng 80 – 85% những người bị bệnh trào ngược dạ dày sẽ dẫn đến bệnh này. Ở Việt Nam, có khoảng 70% người bệnh gặp hiện tượng trào ngược ban đêm, theo một nghiên cứu thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tỷ lệ gặp trào ngược dạ dày ban đêm ở những người bệnh trào ngược họng thanh quản có thể lên tới 96%.
5. Trào ngược dạ dày khi ngủ gây ảnh hưởng gì?
Hiện tượng trào ngược dạ dày khi ngủ sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Kèm theo đó, người bệnh sẽ phải chịu thêm một số ảnh hưởng nhất định khác. Điều này tùy vào tình trạng cơ thể hoặc cấp độ của bệnh lý. Một số ảnh hưởng điển hình của bệnh lý này bao gồm:
– Những ảnh hưởng ban đầu là hiện tượng khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
– Hiện tượng sẽ phức tạp hơn và xảy ra với cường độ cao hơn khi bạn sẽ bị bào mòn niêm mạc họng. Acid trong dạ dày có khả năng ăn món vô cùng cao. Dần dần, người bệnh sẽ gặp tình trạng khàn giọng, mất tiếng, viêm amidan…
– Nếu bạn không tiếp nhận điều trị kịp thời thì sẽ gặp những tình trạng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như: tăng nguy cơ mắc các bệnh về thực quản như hẹp thực quản, viêm loét, nghiêm trọng hơn là ung thư thực quản. Ngoài ra bệnh còn có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Khi đó người bệnh rơi vào trạng thái khó thở, suy nhược cơ thể và giảm mạnh hệ miễn dịch,…
Để hạn chế được những ảnh hưởng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có những lời khuyên phù hợp nhất.
6. Cách xử lý trào ngược dạ dày khi ngủ
Bạn hoàn toàn có thể xử lý và ngăn chặn hiện tượng này một cách tối ưu nhất. Khi bạn phát hiện sớm và có ý thức bảo vệ sức khỏe thì việc hạn chế ảnh hưởng và điều trị bệnh này rất đơn giản. Bạn nên tạo ra những những trong thói quen tốt trong ăn uống, sinh hoạt như:
– Tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước.
– Không sử dụng hoặc hạn chế nước có gas, đồ chua, đồ chiên rán, hoặc thịt đỏ.
– Ngủ với tư thế kê đầu cao hơn phần thân hạn chế trào ngược.
– Tránh không ăn đêm, thức khuya, quá căng thẳng.
– Hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái.
Trào ngược dạ dày khi ngủ là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nếu bạn biết cách ngăn chặn nó từ sớm thì việc ngăn chặn và xử lý rất dễ dàng và hiệu quả. Hãy áp dụng thói quen sống lành mạnh và khoa học ngay từ khi còn trẻ. Từ đó bạn có thể bảo vệ tốt cho sức khỏe bản thân, nâng cao sức đề kháng.