Dịch đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp và có thể gặp ở bất kỳ ai, kể cả phụ nữ đang mang bầu. Vậy, bà bầu bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì để hạn chế bệnh tiến triển nặng? Dưới đây là top 5 thực phẩm các mẹ cần kiêng, tham khảo ngay!
Menu xem nhanh:
1. Bệnh đau mắt đỏ ở mẹ bầu
Đau mắt đỏ là tình trạng mắt bị viêm kết mạc do virus nhóm Adeno gây ra. Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác hay giới tính, có thể gặp ở cả phụ nữ đang mang thai. Đặc biệt, do khả năng lây lan thông qua đường hô hấp, hệ bài tiết và tiếp xúc thông thường, nên nó có thể phát triển thành dịch với phạm vi lớn.
Phụ nữ mang thai là một nhóm người dễ bị ảnh hưởng bởi đau mắt đỏ. Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố nữ và hệ miễn dịch yếu hơn làm cho thai phụ dễ bị tấn công bởi virus và vi khuẩn gây bệnh. Chuyên gia cho biết, đau mắt đỏ trong thai kỳ tương tự như đau mắt đỏ thông thường. Tình trạng này có thể kéo dài khoảng 7 ngày và sau đó tự giảm đi. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc thị lực đúng cách, nó có thể gây nhiều khó chịu cho bà bầu.
2. Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm cho mẹ bầu không?
Đau mắt đỏ trong thai kỳ có nguy hiểm không là một câu hỏi đáng quan tâm của các mẹ đang mang thai, đặc biệt khi đau mắt đỏ là một bệnh dễ lây truyền và hệ miễn dịch của bà bầu thường yếu hơn.
Theo các chuyên gia, nếu đau mắt đỏ ở bà bầu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể gây ra các biến chứng như viêm giác mạc, sẹo giác mạc và có thể làm giảm thị lực…
Tuy nhiên, đau mắt đỏ, dù do bất kỳ tác nhân nào gây ra, rất ít ảnh hưởng đến thai nhi. Những loại virus và vi khuẩn gây đau mắt đỏ trong thai kỳ thường không có tác động đến thai kỳ. Do đó, các bà bầu không cần lo lắng quá mức và có thể yên tâm để cho mắt được nghỉ ngơi và được điều tiết nhẹ nhàng hơn.
3. Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ ở mẹ bầu
Bà bầu khi mắc phải đau mắt đỏ cũng gặp các biểu hiện tương tự như những người bệnh đau mắt đỏ khác như:
– Khó chịu, ngứa và cảm giác cộm mắt.
– Cảm giác nặng mắt và chảy nước mắt.
– Mắt đỏ, có nhiều ghèn và dử mắt.
– Bệnh đau mắt đỏ không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm giảm thị lực.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ, các biểu hiện cụ thể cũng có thể khác nhau:
– Đau mắt đỏ do dị ứng: Khi bị dị ứng khói hương, khói than củi, lông động vật, bụi độc hại,… bà bầu có thể bị ngứa mắt, dử mắt liên tục, chảy nước mắt và ghèn ở hai bên khóe mắt. Người bệnh cũng có khả năng bị viêm mũi dị ứng. May mắn là bệnh đau mắt đỏ do dị ứng không thường lan truyền nhiều, nên không gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
– Đau mắt đỏ do virus: Bà bầu có thể gặp đau mắt, mắt đỏ và chảy nước mắt. Thị lực có thể giảm, mắt mờ và rất nhạy cảm với ánh sáng. Một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện hạch ở trước tai.
– Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Ngoài đau mắt và ngứa mắt, bà bầu còn có thể thấy nhiều dử mắt vào buổi sáng sau khi thức dậy, có màu xanh hoặc vàng tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Mở mắt như bình thường trở nên khó khăn và thường cần dùng nước ấm để làm mềm dử mắt trước khi mở mắt. Một số trường hợp đau mắt đỏ nặng có thể gây viêm loét giác mạc.
4. Bà bầu bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì để mau khỏi?
Khi mẹ bầu gặp phải đau mắt đỏ, không nhất thiết phải kiêng khem quá nhiều, tuy nhiên vẫn cần để ý một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình chữa trị và thời gian phục hồi của đau mắt đỏ như:
4.1. Thực phẩm có tính nóng
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tính nóng như hành, tỏi, hẹ, ớt, hoặc thịt chó, thịt dê. Chúng có thể làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên tồi tệ hơn vì gây cảm giác nóng và rát.
4.2. Thực phẩm có mùi tanh
Tránh tiếp xúc với các loại hải sản như cá chép, cá mè, tôm, cua và ốc. Mùi tanh trong các loại thực phẩm này có thể bình thường đối với người khỏe mạnh, nhưng đối với mẹ bầu bị đau mắt đỏ, chúng có thể làm tăng sự khó chịu. Ngoài ra, thực phẩm có mùi tanh cũng có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm kết mạc, kéo dài thời gian phục hồi của các triệu chứng đau mắt đỏ.
4.3. Rau muống
Mặc dù rau muống là một lựa chọn tốt trong chế độ ăn hàng ngày, nhưng người bị đau mắt đỏ nên hạn chế ăn rau muống và sử dụng canh rau muống nếu muốn bệnh nhanh khỏi. Rau muống có đặc tính gây ra sự kích thích cho mắt, làm tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn và gây khó khăn trong việc giữ gìn vệ sinh mắt của bệnh nhân.
4.4. Những chất kích thích
Bia, rượu, đồ uống có ga và thuốc lá đều có hại cho sức khỏe. Khi không mắc bệnh, mẹ bầu và thai nhi trong bụng đều có thể bị ảnh hưởng bởi các chất kích thích này. Đặc biệt, khi đang bị đau mắt đỏ, việc sử dụng những kích thích còn làm tình trạng bệnh đau mắt đỏ ở mẹ bầu trở nên nặng hơn và có thể gây ra những biến chứng không lường trước được.
Nicotin có trong thuốc lá sẽ khiến mắt người bệnh phải cần điều tiết nhiều hơn. Uống rượu và bia cũng làm mắt kích ứng nhiều hơn. Tất cả những khó khăn này buộc mắt phải làm việc nhiều hơn thay vì được nghỉ ngơi khi đang bị đau mắt đỏ.
4.5. Mỡ động vật
Mỡ động vật không chỉ tạo ra nguy cơ tiêu cực cho sức khỏe như béo phì, mỡ máu hay gan nhiễm mỡ, mà còn có tác động không tốt đến mắt khi đang bị bệnh. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, lượng mỡ trong máu tăng cao sẽ khiến bệnh đau mắt đỏ phục hồi chậm và tăng triệu chứng bệnh nặng nề hơn. Vì vậy, dầu thực vật luôn là lựa chọn tốt thay thế trong chế độ ăn hàng ngày của gia đình cũng như chế độ ăn cho mẹ bầu.
Bên cạnh những thực phẩm nên kiêng ăn thì khi bị đau mắt đỏ, mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung vitamin A và những thực phẩm tốt cho mắt như ớt chuông, cà rốt, quả việt quất, dầu cá, các loại rau xanh (trừ rau muống),… để bệnh nhanh khỏi. Từ đó, hạn chế được những khó chịu và mệt mỏi mà mẹ bầu phải chịu đựng trong thai kỳ.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ về vấn đề bà bầu bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì. Lưu ngay lại top 5 loại thực phẩm nên hạn chế để bệnh đau mắt đỏ sớm hồi phục các mẹ nhé! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, mẹ hãy để lại thông tin bên dưới để được Thu Cúc TCI giải đáp sớm.