Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em thường tái phát nhiều lần và có thể diễn tiến thành mạn tính, khiến sức khỏe của trẻ bị suy giảm và giảm chất lượng cuộc sống. Cha mẹ cần chủ động theo dõi và phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh để đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm thanh khí phế quản
Viêm thanh khí phế quản là tình trạng phù nề, viêm nhiễm xảy ra ở thanh quản, khí quản và phế quản, dẫn tới đường dẫn khí vùng hạ thanh môn bị hẹp và cản trở quá trình hô hấp ở trẻ. Biểu hiện thường thấy nhất ở trẻ mắc bệnh viêm thanh khí phế quản chính là khó thở, thở khò khè…
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 3-5. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh tập trung nhiều ở 2 tuổi và trẻ trai. Bệnh thường xảy ra ở trẻ vào thời điểm cuối thu, đầu đông, đầu xuân… do thời tiết thất thường, nhiệt độ thấp. Theo các chuyên gia, bệnh có nguy cơ tái phát cao và thường ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt cũng như sự phát triển của trẻ.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Virus là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ. Trong số đó, Virus Parainfluenza (thuộc nhóm 1 đến 3) chiếm tỷ lệ gây bệnh lên tới 75%. Ngoài ra, viêm thanh khí phế quản còn do một số loại virus như: enterovirus, adenovirus, rhovovirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm A và B…
Có rất ít trường hợp trẻ mắc bệnh là do vi khuẩn, nếu có thì thường chỉ là vi khuẩn bạch hầu hoặc vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae.
Nhìn chung, các trường hợp trẻ mắc bệnh đều ở mức độ nhẹ, tỷ lệ phải nhập viện không quá lớn. Tuy vậy, bệnh rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi như khí hậu thay đổi thất thường, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, độ ẩm trong không khí cao, môi trường kém vệ sinh, trẻ bị suy giảm đề kháng…
2. Triệu chứng bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
Khi mắc viêm thanh khí phế quản, trẻ thường sẽ có các triệu chứng khởi phát như mắc cảm lạnh:
– Nghẹt mũi, sổ mũi
– Đau họng
– Ho
– Sưng hạch bạch huyết
– Đau nhức cơ thể nhẹ
– Hắt xì
– Sốt nhẹ
– Người mệt mỏi
Ở thể nhẹ, trẻ sẽ có triệu chứng thở rít, thở khò khè, khó thở nhẹ. Tùy vào thể trạng cũng như mức độ bệnh mà các triệu chứng này ở trẻ có thể xuất hiện nhiều hay ít, rõ rệt hay mờ nhạt.
Nếu bệnh xuất hiện tình trạng khó thở nặng, phải ngừng ăn uống để thở, co lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, người mệt mỏi nhiều, quấy khóc, bỏ ăn… thì có thể tình trạng bệnh ở trẻ đã tiến triển nặng. Khi đó, nếu không được điều trị và xử trí kịp thời thì sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Vì vậy, ngay từ khi con có các dấu hiệu khởi phát, cha mẹ nên cho con đi khám kịp thời để chủ động điều trị.
3. Điều trị cho trẻ
3.1. Điều trị y khoa
Trẻ mắc viêm thanh khí phế quản cần được đưa đi khám kịp thời để bác sĩ có thể đánh giá đúng tình trạng cũng như tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho trẻ. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị với phương pháp phù hợp đối với từng trẻ. Hiện nay, điều trị viêm thanh khí phế quản cho trẻ chủ yếu áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc:
– Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh ở trẻ là do vi khuẩn.
– Thuốc corticoid: Thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy ở trẻ.
– Thuốc giảm đau, thuốc tiêu đờm, thuốc giảm ho… được sử dụng để giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ.
– Thuốc xịt họng thanh quản: Giúp làm dịu tình trạng bệnh để trẻ có thể thở dễ dàng hơn.
– Bổ sung vitamin, điện giải… để tăng cường đề kháng, giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.
Với việc sử dụng thuốc, cha mẹ cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng đúng thời gian, đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cho bé.
3.2. Điều trị tại nhà
Trong quá trình điều trị, trẻ cần được chăm sóc với một chế độ đặc biệt để bệnh nhanh chóng thuyên giảm:
– Cha mẹ có thể sử dụng các thiết bị làm ẩm không khí để cải thiện đường thở bị khô, sử dụng máy lọc không khí để cải thiện chất lượng không khí, giảm tác nhân gây bệnh.
– Cho trẻ uống nhiều nước, uống nước ấm để làm lỏng chất nhầy ở vùng họng, thanh quản giúp dễ thở và dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
– Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc hoặc các tác nhân có thể gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, mỹ phẩm, hóa chất…
– Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho bé và hướng dẫn bé cách súc miệng, đánh răng sạch sẽ hằng ngày.
– Cách ly trẻ với các trẻ khác để ngăn ngừa lây bệnh hoặc giảm nguy cơ bệnh của trẻ tiến triển nặng hơn.
– Rửa tay cho bé khi bé từ bên ngoài về, vệ sinh thân thể thường xuyên và đồ dùng cá nhân sạch sẽ.
– Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa cho trẻ.
– Cho trẻ uống đủ nước, uống sữa hoặc bổ sung vitamin qua trái cây, rau củ…
– Theo dõi dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường hoặc thấy trẻ không thuyên giảm khi kết thúc đợt điều trị.
3.3. Dấu hiệu cần tái khám
Khi thấy trẻ có một hoặc một số những dấu hiệu sau đây, cha mẹ nên đưa con đi khám lại ngay để bác sĩ có thể xử trí kịp thời và đúng cách:
– Thở rít ngày càng tăng
– Thở rít lúc nghỉ nặng
– Suy hô hấp, thiếu khí
– Giảm tri giác
– Ăn uống kém
– Sốt cao
– Nói không thành lời
– Thâm tím môi, móng tay
– Chảy nước dã
– Khó nuốt nước bọt
– Trẻ nhỏ quấy khóc nhiều
– Người uể oải…
Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ nếu được điều trị sớm, bệnh thường khỏi nhanh và ít để lại di chứng đối với trẻ. Ngược lại, nếu cha mẹ chủ quan trong việc phát hiện và điều trị bệnh ở trẻ thì có thể khiến trẻ gặp phải những hiểm họa khó lường. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm khi có dấu hiệu bất thường và nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn để điều trị cho trẻ.