Ung thư phổi giai đoạn 2 có đặc điểm đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận hay cấu trúc thành ngực. nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân vẫn có cơ hội kéo dài cơ hội sống.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư phổi giai đoạn 2 là gì?
Ung thư phổi phổ biến nhất trong các bệnh ung thư ở nam giới và thứ ba ở nữ giới Việt Nam. Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư phổi khi có tới trên 80% ca tử vong do ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc.
Ung thư phổi được chia thành hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, trong đó ung thư phổi tế bào nhỏ ít gặp hơn.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn II có đặc điểm:
- Giai đoạn IIA: khối u có kích thước lớn, khoảng trên 4 cm nhưng dưới 5 cm. Khối u đã phát triển thành mô màng phổi, gây tắc nghẽn đường ho hấp. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, ung thư chưa lan đến hạch bạch huyết hay các bộ phận ở xa.
- Giai đoạn IIB: khối u có kích thước trong khoảng 5 cm – 7 cm và đã phát triển rộng ở màng phổi, thùy phổi có nhiều hơn 2 khối u.
2. Biểu hiện ung thư phổi giai đoạn II?
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, biểu hiện bệnh nhân ung thư phổi có thể khác nhau. Một số triệu chứng bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn II có thể gặp là:
- Ho khò khè
- Khó thở
- Đau tức ngực
- Ho ra máu
- Nhiễm trùng đường hô hấp…
Ngoài những triệu chứng xuất phát từ phổi trên, bệnh nhân ung thư giai đoạn này còn có một số biểu hiện toàn thân khác như chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh, tâm lý bất an…
3. Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn II như thế nào?
Ung thư phổi được đánh giá là rất nguy hiểm, di căn nhanh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị tích cực. Cơ hội sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn II khoảng 30%.
Ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn II còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là độ tuổi, thể trạng bệnh nhân, loại ung thư cũng như mong muốn điều trị người bệnh.
Phẫu thuật, hóa trị liệu và xạ trị là những phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Phẫu thuật ung thư phổi bao gồm nhiều lựa chọn như cắt bỏ loại bỏ một phần nhỏ của phổi có khối u cùng một số mô khỏe mạnh xung quanh, cắt bỏ phân đoạn để loại bỏ phần lớn phổi, cắt thùy để loại bỏ toàn bộ một bên phổi… Một số hạch bạch huyết vùng ngực cũng thường được chỉ định.
Hóa trị liệu sử dụng thuốc hóa trị đưa vào cơ thể thông qua tĩnh mạch cánh tay hoặc đường uống. Thời gian hóa trị liệu tùy thuộc vào từng trường hợp.
Xạ trị liệu sử dụng tia năng lượng cao như X quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếu xạ sọ dự phòng được chỉ định sớm tránh để ung thư di căn lên não.