Có thể nói, niềng răng ngày nay đã trở thành xu hướng được rất nhiều khách hàng lựa chọn để cải thiện những khiếm khuyết răng miệng. Tùy vào tình trạng răng miệng cũng như tài chính mà bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp. Niềng răng có nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp sở hữu mức chi phí riêng biệt. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về mức giá của niềng răng hiện nay bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Sơ lược về kỹ thuật niềng răng
Niềng răng, hay còn được biết đến với tên gọi chỉnh nha là thuật ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến trong nha khoa. Nhờ niềng răng tạo lực kéo, răng sẽ được dịch chuyển về đúng vị trí cân đối, đều đặn bằng các khí cụ nha khoa chuyên dụng như là mắc cài hay khay niềng trong suốt. Không chỉ điều chỉnh thành công các vấn đề sai lệch răng miệng thường gặp như răng hô, răng móm, răng thưa, khấp khểnh… niềng răng còn mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác như ổn định khớp cắn, giúp việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là một số lợi ích của niềng răng sẽ giúp bạn tiếp theo động lực để lựa chọn phương pháp này:
– Không tác động đến răng thật, bảo tồn hoàn toàn răng thật
– Khi răng trở nên đều đặn, thẳng hàng, việc vệ sinh răng trở nên dễ dàng hơn, nhờ đó có thể ngăn ngừa hiệu quả các nguy cơ như sâu răng hay bệnh lý răng miệng
– Phòng ngừa sớm các vấn đề răng miệng đối với trẻ em
– Cải thiện hiệu quả chức năng phát âm ở một số trường hợp, giúp phát âm trở nên tròn vành, rõ chữ hơn
2. Mức giá của niềng răng hiện nay là bao nhiêu?
Như đã đề cập ở trên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều hình thức niềng răng vô cùng đa dạng, bên cạnh đó là các mức giá phong phú phù hợp với sự lựa chọn của nhiều khách hàng. Trong đó, có thể chia niềng răng thành 2 loại đó là loại niềng có mắc cài và niềng không có mắc cài, cùng tìm hiểu về các phương pháp niềng răng cũng như mức chi phí cụ thể bạn nhé!
2.1. Mức giá của niềng răng có mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp hữu hiệu nhất để khắc phục những khuyết điểm của hàm răng như răng mọc lệch, răng hô, móm hay răng vẩu. Mắc cài sẽ được gắn vào bề mặt trước hoặc bề mặt trong của thân răng, đồng thời dùng dây cung để tạo lực kéo dịch chuyển và sắp xếp răng về đúng vị trí như mong muốn. Đối với các phương pháp niềng răng mắc cài thì bạn sẽ không thể tháo mắc cài trong suốt quá trình niềng.
Có thể nói niềng răng mắc cài là phương pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng, an toàn và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Về chất liệu, mắc cài chủ yếu được làm từ kim loại hoặc sứ, mỗi loại mắc cài đều sở hữu những ưu, nhược điểm riêng cũng như có mức chi phí khác nhau.
2.1.1. Mức giá phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
Mắc cài kim loại truyền thống có lẽ là phương pháp đã quá đỗi quen thuộc với các khách hàng chỉnh nha. Về chất liệu, mắc cài được làm từ thép nên không gỉ và gắn lên bề mặt trước của răng, kết hợp cùng với dây cung tạo lực siết tác động lên răng, giúp răng dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.
Ưu điểm của phương pháp này đó là mức chi phí vô cùng hợp lý, dao động trong khoảng từ 20 đến hơn 30 triệu cho 2 hàm. Bên cạnh đó, niềng răng mắc cài cũng đảm bảo hiệu quả, lực tác động ổn định, giúp răng nhanh chóng di chuyển. Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm, phương pháp này nhìn chung vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế. Tiêu biểu nhất là tính thẩm mỹ bởi mắc cài khá dày và cộm, khiến chúng ta chẳng những mất đi tự tin trong giao tiếp mà đôi khi còn gây khó khăn khi ăn nhai hay khi vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, tình trạng dây cung chọc vào má, nướu cũng sẽ là một bất lợi thường gặp phải trong quá trình niềng răng.
2.1.2. Mức giá phương pháp niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ sử dụng mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp đảm bảo an toàn, lành tính đối với người sử dụng. Cơ chế hoạt động của phương pháp này tương tự với niềng răng mắc cài kim loại, cũng sử dụng mắc cài kết hợp với dây thun để cố định dây cung ở trong rãnh mắc cài và tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển dễ dàng. Về cơ chế tạo lực kéo thì niềng răng mắc cài kim loại có phần nhỉnh hơn so với niềng răng mắc cài sứ. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài sứ có mắc cài tương đương với màu sắc răng thật nên đảm bảo về mặt thẩm mỹ hơn.
Về chi phí, niềng răng mắc cài sứ có mức giá dao động từ khoảng 30 đến hơn 50 triệu, lưu ý là phương pháp này không thật sự thích hợp đối với những trường hợp sai lệch quá phức tạp như hàm cắn bị chìa quá sâu.
2.1.3. Mức giá phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Được xem là phiên bản nâng cấp của mắc cài kim loại, mắc cài kim loại tự buộc được trang bị thêm hệ thống nắp trượt tự động thay thế cho thun buộc, nhờ vào đó, dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài, giúp cho quá trình niềng răng diễn ra liên tục, liền mạch mà không lo lắng các gián đoạn như bung, tuột mắc cài.
Không chỉ đảm bảo về mặt hiệu quả, niềng răng mắc cài kim loại tự buộc còn được xem là phương án vô cùng thích hợp đối với những khách hàng ở xa hoặc bận rộn không có nhiều thời gian đi tái khám. Bởi trung bình, thời gian niềng răng chỉnh nha ở mắc cài tự buộc sẽ được rút ngắn từ 2 đến 8 tháng ở mỗi trường hợp. Ngoài ra thì số lần tái khám cũng sẽ giảm đi và bạn không cần phải đến nha khoa thường xuyên.
Với những ưu điểm kể trên nên niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có mức chi phí cao hơn nhiều so với mắc cài kim loại thường, chi phí ước tính dao động từ 40 đến hơn 60 triệu.
2.2. Mức giá của niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài, hay còn gọi niềng răng trong suốt là kỹ thuật niềng răng hoàn toàn khác biệt so với niềng răng mắc cài. Đúng như tên gọi, phương pháp này không sử dụng hệ thống mắc cài mà thay vào đó là khay niềng trong suốt – một giải pháp đảm bảo thẩm mỹ hơn cả. Khay niềng được chế tác dựa trên dấu hàm của bạn, sau đó sẽ được gửi sang trụ sở Invisalign tại Hoa Kỳ để tiến hành công đoạn làm khay, sau khi hoàn tất công đoạn này, nhà sản xuất sẽ gửi khay niềng về Việt Nam và tiến hành bàn giao cho khách hàng. Trung bình, thời gian niềng răng sẽ dao động khoảng từ 20 đến 40 khay.
Hiện tại, niềng răng không mắc cài là phương pháp niềng răng hiện đại bậc nhất hiện nay với rất nhiều ưu điểm vượt trội như: Mang lại hiệu quả cao, khay niềng dễ dàng tháo lắp, khay niềng “vô hình” đảm bảo thẩm mỹ … Vì vậy, niềng răng không mắc cài có mức chi phí cao nhất, thậm chí gấp 4-5 lần so với niềng răng mắc cài kim loại. Chi phí cho niềng răng không mắc cài ước tính dao động trong khoảng 80 đến hơn 150 triệu/2 hàm, với những trường hợp sai lệch phức tạp đòi hỏi số lượng khay niềng nhiều hơn thì mức chi phí cũng cao hơn.
Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về mức giá của niềng răng cũng như có thể lựa chọn được phương pháp niềng răng phù hợp.
Khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI vinh dự là địa chỉ niềng răng tin cậy của hàng triệu khách hàng chỉnh nha trên toàn quốc. Đến với Thu Cúc, khách hàng không chỉ yên tâm với quy trình niềng răng an toàn, hiệu quả được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt hàng đầu mà còn có cơ hội trải nghiệm những tiện ích:
– Không gian rộng rãi, thoáng đãng đem lại sự tiện nghi, thoải mái cho khách hàng
– Trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài phục vụ nhu cầu đa dạng của các khách hàng
– Mức giá hợp lý, nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn
– Phòng nha được đảm bảo vô trùng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các khách hàng