Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp thường gặp với các triệu chứng khó chịu và khiến sức khoẻ, tinh thần người bệnh giảm sút. Cùng theo dõi ngay bài viết sau để tìm hiểu về cách chữa bệnh viêm amidan và phòng ngừa mắc bệnh hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Viêm amidan là gì?
Amidan là tổ chức lympho ở cửa ngõ của họng, đảm nhiệm vai trò miễn dịch tại chỗ để bảo vệ mũi họng trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Trong trường hợp tác nhân gây bệnh tấn công với số lượng lớn, amidan không thể chống lại được và dẫn tới viêm nhiễm, còn được gọi là viêm amidan. Đây là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn cả phải kể tới chính là trẻ nhỏ do đề kháng kém.
Các thể viêm amidan thường gặp hiện nay là viêm cấp tính, mạn tính… Do amidan nằm ở vùng hầu họng nên dễ bị tác nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… xâm nhập ồ ạt. Không chỉ gây bệnh mà nếu không được điều trị đúng cách, viêm amidan có thể tái phát dai dẳng và biến chứng nặng nề đối với sức khỏe của người bệnh.
1.1. Dấu hiệu mắc viêm amidan
Nhận biết sớm triệu chứng mắc bệnh là việc vô cùng quan trọng để giúp bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh. Mọi người có thể nhận biết bệnh viêm amidan thông qua các dấu hiệu như là:
– Đau họng
– Amidan đỏ tấy
– Có mủ trắng trên amidan
– Lở loét cổ họng
– Đau đầu
– Đau tai
– Nuốt vướng
– Buồn nôn
– Sốt cao
Phần lớn người bệnh có thể dễ dàng nhận biết khi bị viêm amidan cấp vì các triệu chứng này sẽ thể hiện rõ nét. Khi bệnh tái diễn nhiều lần và tiến triển thành mạn tính, một số dấu hiệu có thể không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với bệnh đau họng, viêm họng…
1.2. Viêm amidan nguy hiểm không?
Mặc dù là bệnh lý thường gặp nhưng viêm amidan tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nặng nề đối với sức khỏe nếu như người bệnh không chủ động đi khám và điều trị.
– Biến chứng tại chỗ: Viêm nhiễm lan rộng làm tổn thương niêm mạc học, áp xe tổ chức amidan, hình thành các túi mủ có mùi khó chịu.
– Biến chứng chứng kế cận: Tổn thương các cơ quan thuộc hệ hô hấp trên và gây viêm tai giữa, viêm họng hạt, viêm thanh quản, viêm xoang…
– Biến chứng toàn thân: Viêm nhiễm nặng có thể tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm toàn thân như viêm màng tim, nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận, viêm màng não…
Do đó, người bệnh nên đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng họng để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe mũi họng tối ưu.
2. Cách chữa bệnh viêm amidan
Người bệnh mắc viêm amidan cần được điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. Hiện nay, điều trị viêm amidan thường được áp dụng các biện pháp cơ bản như là:
Điều trị nội khoa
Sau khi thăm khám, tùy vào nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện lâm sàng của từng người thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị. Người viêm amidan cần biết một số loại thuốc thường được sử dụng phải kể tới như là:
– Thuốc kháng sinh: Chủ yếu là các loại kháng sinh thuộc nhóm Beta – lactam, penicillin, hay nhóm macrolid… có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, cải thiện bệnh lý.
– Thuốc giảm đau: Thuốc paracetamol, aspirin hoặc ibuprofen… để cải thiện cảm giác đau đớn khó chịu do bệnh gây ra.
– Thuốc giảm xung huyết, phù nề: Sử dụng một số loại men chống viêm như alpha choay, amitase để giảm sưng tấy, viêm nhiễm cho người bệnh.
– Dung dịch vệ sinh, sát khuẩn họng tại chỗ để cải thiện tình trạng viêm, thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Người bệnh nên tuân thủ phác đồ sử dụng thuốc mà bác sĩ đưa ra để đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt và an toàn.
Điều trị ngoại khoa
Áp dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các tổ chức amidan bị viêm, giúp bảo vệ sức khỏe cho người bệnh. Phẫu thuật viêm amidan được bác sĩ chỉ định trong trường hợp người bệnh thuộc các đối tượng:
– Viêm amidan cấp tính thường xuyên tái diễn nhiều lần trong năm khiến sức khỏe và cuộc sống bị ảnh hưởng.
– Viêm amidan gây biến chứng viêm tai giữa, viêm họng hạt, viêm mũi xoang, viêm thanh khí phế quản, viêm não…
– Amidan có kích thước quá lớn khiến đường thở bị cản trở, gây ngủ ngáy, khó thở, ngưng thở khi ngủ…
– Viêm amidan mạn tính điều trị nội khoa không có hiệu quả tích cực hoặc tiến triển nặng thêm.
– Viêm amidan có khối u cần phải phẫu thuật để tiến hành sinh thiết, giải phẫu bệnh học.
Hiện nay có nhiều phương pháp cắt Amidan khác nhau nhưng thường được áp dụng nhất chính là cắt amidan bằng công nghệ Plasma Plus với ưu điểm:
– Dao Plasma thiết diện mỏng, dẹt nên rất dễ dàng uốn cong và thao tác trong cổ họng có đường kính hẹp.
– Nhiệt lượng dao thấp giúp ngăn ngừa nguy cơ gây bỏng niêm mạc.
– Loại bỏ tổ chức viêm chính xác tới từng mm, bảo toàn niêm mạc khỏe mạnh một cách tối ưu.
– Chức năng hàn mạch máu siêu mỏng có thể giảm nguy cơ chảy máu và giảm đau trong và sau khi phẫu thuật.
– Hiệu quả điều trị được đánh giá cao, khả năng lành thương sau mổ diễn ra nhanh chóng.
Đây là phương pháp điều trị viêm amidan được đánh giá là có tính phức tạp cao nên người bệnh cần tới cơ sở y tế có uy tín để phẫu thuật diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.
3. Ngừa viêm amidan đúng cách
Để bảo vệ cơ thể một cách hiệu quả, mọi người nên chủ động chăm sóc sức khỏe khoa học để phòng ngừa mắc viêm amidan. Theo đó:
– Đeo khẩu trang khi ra đường và vệ sinh tay sạch sẽ sau khi trở về nhà để loại bỏ tác nhân có thể gây bệnh.
– Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, không khí, nguồn nước, đồ dùng cá nhân sạch sẽ…
– Hạn chế tiếp xúc với những thứ gia tăng nguy cơ dị ứng như phấn hoa, đồ ăn có tiền sử dị ứng, mỹ phẩm, hóa chất…
– Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin, uống đủ nước, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường hóa học, dầu mỡ có hại cho sức khỏe.
– Nghỉ ngơi khoa học, tránh thức khuya, uống nhiều nước đá hoặc rượu bia…
– Tập thể dục thường xuyên và chủ động tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo để nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về cách chữa bệnh viêm amidan để chúng ta có thể chủ động điều trị và bảo vệ sức khỏe bản thân một cách khoa học. Mọi người cần chủ động đi khám khui phát hiện những dấu hiệu lạ để được bác sĩ tư vấn và điều trị phù hợp, hiệu quả.