Tiêm phế cầu Prevenar 13 giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phế cầu. Trong bài viết này của Thu Cúc TCI, hãy cùng tìm hiểu về các thông tin, tầm quan trọng của loại vắc xin này trong việc phòng bệnh do phế cầu khuẩn gây ra nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tiêm phòng bệnh phế cầu có cần thiết?
Phế cầu khuẩn hay có tên khoa học là Streptococcus pneumoniae, một trong những vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng nặng nề, đặc biệt đối với những người có hệ thống miễn dịch yếu. Chúng thường trú trong vùng hầu họng của người khỏe mạnh, sẵn sàng tấn công khi có cơ hội chủ yếu thông qua đường hô hấp và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
– Viêm đường hô hấp và viêm phổi: Phế cầu khuẩn thường trú ở đường hô hấp, đặc biệt là trong họng. Vi khuẩn này có khả năng tấn công niêm mạc và gây nhiễm trùng, dẫn đến các bệnh như viêm mũi, viêm họng, và trong trường hợp nặng sẽ dẫn đến viêm phổi.
– Nhiễm trùng phế cầu khuẩn có thể lan đến tai giữa, gây ra viêm tai giữa. Đây là một trong những biến chứng phổ biến của nhiễm trùng này, xảy ra phổ biến ở trẻ em.
– Phế cầu khuẩn có khả năng xâm nhập vào huyết thanh và gây nhiễm trùng máu. Nếu vi khuẩn lan đến màng não, có thể dẫn đến bệnh viêm màng não.
Tiêm vắc xin phòng phế cầu là biện pháp tối ưu để giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.
2. Vắc xin Prevenar 13 và các thông tin cần nắm
Vắc xin Prevenar 13 là sản phẩm của tập đoàn Pfizer, được sản xuất tại Bỉ, bảo vệ khỏi 13 chủng vi khuẩn phế cầu, gồm cả các chủng gây viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm trùng máu.
2.1 Prevenar 13 tiêm phòng cho những đối tượng nào?
– Trẻ em: Đối tượng chính cho vắc xin Prevenar 13 là trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi. Việc tiêm vắc xin giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, góp phần ngăn chặn nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, và các bệnh khác do phế cầu gây ra.
– Người lớn và người cao tuổi: Prevenar 13 cũng khuyến cao cho người lớn và người cao tuổi, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến phế cầu.
– Những người có các yếu tố rủi ro cao như bệnh lý tim mạch, bệnh lý hô hấp, hoặc hệ miễn dịch suy giảm cũng được khuyến khích tiêm vắc xin Prevenar 13 để tăng cường sức đề kháng.
Cần cung cấp các thông tin bệnh lý, loại thuốc mà bạn đang sử dụng để bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp.
2.2 Phác đồ tiêm cho từng đối tượng
Trước khi tiêm, cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe, lịch sử dị ứng và bất kỳ vấn đề y tế nào khác cho bác sĩ trước khi tiêm. Số mũi tiêm sẽ tùy thuộc vào độ tuổi bắt đầu tiêm mũi đầu tiên.
– Trẻ trong giai đoạn từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi thì cần tiêm 4 mũi bao gồm:
Mũi tiêm đầu tiên
Mũi 2 tiêm cách 1 tháng sau mũi 1
Mũi 3 tiêm cách 1 tháng sau mũi 2
Mũi 4 tiêm nhắc lại cách 6 tháng sau mũi 3
– Trẻ ở giai đoạn từ 7 – 11 tháng cần tiêm 3 mũi:
Mũi tiêm đầu tiên, mũi 2 tiêm sau 1 tháng kể từ mũi 1, mũi 3 là mũi nhắc lại tiêm sau 6 tháng kể từ mũi 2.
– Trẻ ở giai đoạn từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi cần tiêm 2 mũi
Mũi tiêm đầu và mũi thứ 2 tiêm sau 02 tháng
– Trẻ trên 5 tuổi cũng cần tiêm 1 mũi duy nhất.
Các đối tượng đặc biệt:
– Người cấy ghép tế bào gốc tạo máu cần tiêm theo phác đồ khuyến cáo gồm 4 mũi: Mũi đầu tiên dùng trong khoảng từ 3-6 tháng sau khi cấy ghép, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng, mũi thứ 4 cách 6 tháng kể từ mũi 3
– Những người mắc bệnh tế bào hình lưới liềm, nhiễm HIV, hoặc có nguy cơ cao nhiễm phế cầu: Nếu như trước đó đã được tiêm phòng ít nhất 1 mũi với vắc xin Polusaccharid (Pneumo23) thì có thể tiêm được 1 liều Prevenar 13 sau đó với khoảng cách tối thiểu 8 tuần.
Cần tuân thủ đúng lịch tiêm phòng theo khuyến cáo để đạt hiệu quả phòng ngừa tối đa,
2.3 Một số lưu ý quan trọng khi tiêm phế cầu Prevenar 13
Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin phế cầu Prevenar 13
– Phụ nữ mang thai
– Những người đã có phản ứng nặng sau khi tiêm vắc xin Prevenar 13 hoặc có tiền sử phản ứng nặng với vắc xin khác nên thận trọng và thảo luận với bác sĩ.
– Những người đang trong tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, có bệnh lý cấp tính, hay là khi có sốt cao thường được khuyến cáo chờ đến khi hồi phục trước khi tiêm vắc xin.
– Không tiêm Prevenar 13 cho người bị giảm tiểu cầu hay có bất cứ rối loạn đông máu não.
Lưu ý về khoảng cách khi tiêm Prevenar 13 cùng với các loại vắc xin khác:
– Vắc xin Prevenar 13 nên được tiêm cách mũi Menactra tối thiểu 1 tháng
– Đối với người ≥ 65 tuổi đã tiêm vắc xin Pneumo23, nên chờ ít nhất 1 năm trước khi tiêm vắc xin Prevenar 13
– Đối với người < 65 tuổi đã tiêm vắc xin Pneumo23, nên chờ ít nhất 3 năm trước khi tiêm vắc xin Prevenar 13
– Nếu cần tiêm một loại vắc xin khác cùng thời điểm với Prevenar 13 thì cần tiêm ở vị trí khác nhau.
2.4 Các phản ứng phụ có thể gặp sau tiêm phế cầu Prevenar 13
Các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin phế cầu Prevenar 13 có thể xuất hiện, nhưng đa số là những phản ứng nhẹ và tạm thời bao gồm:
– Phản ứng ở vị trí tiêm: Đau, nổi ban đỏ, chai cứng và sưng tại vị trí tiêm.
– Phản ứng toàn thân: Sốt, buồn ngủ, đau đầu, khó chịu, giảm cảm giác, và mệt mỏi.
– Phản ứng tiêu hóa: Nôn mửa và tiêu chảy.
– Phản ứng dị ứng nhẹ: Dấu hiệu như ngứa, nổi mẩn hoặc khó thở.
Các phản ứng trên thường xuất hiện trong vài ngày sau khi tiêm và tự giảm đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng cần báo ngay với bác sĩ hoặc cơ sở tiêm chủng để được xử trí kịp thời.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm các thông tin hữu ích liên quan đến tiêm phế cầu Prevenar 13. Liên hệ ngay phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm hoặc nếu như cần giải đáp bất cứ thắc mắc nào về tiêm chủng nhé!