Bệnh ung thư buồng trứng là một trong những bệnh lý phổ biến ở nữ giới chỉ sau ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Mỗi năm, nước ta có hàng nghìn ca mắc mới và ngày càng trẻ hóa về độ tuổi. Bệnh thường diễn biến trong âm thầm và không có nhiều triệu chứng rõ ràng và chỉ dễ nhận biết hơn khi ở giai đoạn muộn.
Menu xem nhanh:
1.Khái niệm ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư buồng trứng là bệnh lý chỉ chiếm khoảng 3% những bệnh lý ung thư thường gặp nhưng lại đứng thứ 5 trong các bệnh lý gây tử vong ở nữ giới. Trên thế giới mỗi năm có khoảng hơn 240 nghìn người chẩn đoán ung thư buồng trứng, gần 150 nghìn ca tử vong. Chỉ riêng tại Việt Nam, hàng năm có đến 1200 ca mắc mới và chưa xác định rõ nguyên nhân.
Bệnh ung thư buồng trứng là tình trạng cả hai buồng trứng xuất hiện những tế bào bất thường dẫn tới những khối u xâm lấn đến các mô và các bộ phận trong cơ thể. Căn bệnh này cũng có thể di căn đến các cơ quan khác hay còn được biết đến là ung thư buồng trứng di căn.
Căn bệnh này được chia thành những loại chính sau: Ung thư biểu mô buồng trứng, ung thư tế bào mầm, ung thư từ mô đệm sinh dục, ung thư từ trung mô và các loại ung thư di căn từ bộ phận khác đến buồng trứng.
2. Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh lý ung thư buồng trứng
2.2 Những dấu hiệu bệnh lý ung thư buồng trứng điển hình
Đa số bệnh nhân ung thư buồng trứng không có cảm nhận ở thời gian đầu bệnh mà chỉ phát hiện khi bệnh tiến triển đến những giai đoạn muộn của bệnh. Do đó, khi thấy những dấu hiệu bất thường hay những thay đổi kì lạ của cơ thể thì cần thăm khám sớm:
– Cảm thấy bụng đầy hoặc đau bụng ở vùng khung chậu
– Vị giác yếu, ăn uống không cảm thấy ngon miệng
– Rối loạn tiêu hóa dai dẳng không khỏi và có triệu chứng nôn, buồn nôn…
– Ợ nóng
– Lưng đau, đi tiểu nhiều
– Mệt mỏi, tậm trạng kém và hay cáu gắt vô cớ
– Có nhiều bất thường về chu kì kinh nguyệt
– Đau đớn hoặc xuất huyết sau khi quan hệ tình dục
– Chảy máu âm đạo bất thường ở phụ nữ sau mãn kinh
Những triệu chứng này có thể là biểu hiện của bệnh lý khác, tuy nhiên tìm hiểu sớm nguyên nhân thì người bệnh nên điều trị từ sớm.
2.1 Những đối tượng nguy cơ cao với bệnh ung thư ở buồng trứng
Hiện nay bất kì phụ nữ ở độ tuổi nào đều có thể mắc ung thư buồng trứng, tuy nhiên phụ nữ ở độ tuổi trung niên hay sau khi lập gia đình hoặc sinh nở nhiều thì thường có nguy cơ bệnh cao hơn. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng có thể kể đến như:
– Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh lý ung thư buồng trứng, đặc biệt là quan hệ huyết thống bậc 1
– Tiền sử bệnh lý của bệnh nhân: ung thư vú, ung thư đại tràng…
– Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, ít sinh đẻ
– Người có tiền sử dùng các loại thuốc để kích thích phóng noãn
– Người có sử dụng bột Talcum
– Bệnh nhân điều trị với hormone thay thế.
3. Những giai đoạn của ung thư buồng trứng
Phân chia giai đoạn của bệnh lý ung thư buồng trứng thường được xác định thông qua nhiều yếu tố gồm có: kích thước của khối u, khối u có lan sang hạch bạch huyết và tình trạng di căn. Thông qua đánh giá tổng quan những điều này, các chuyên gia sẽ chia thành:
– Giai đoạn 1: Khối u có ở một hoặc cả hai buồng trứng, ống dẫn trứng nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết hay các khu vực khác trong cơ thể.
– Giai đoạn 2: Ung thư buồng trứng có thể lây lan đến các cơ quan khác ở vùng chậu như tử cung, bàng quang, đại trực tràng, hạch bạch huyết và cơ quan ngoài vùng chậu.
– Giai đoạn 3: Ung thư lây lan đến một trong trong cả hai buồng trứng và ống dẫn trứng hoặc phúc mạc có căn phúc mạc ở ngoài tiểu khung hoặc di căn hạch sau phúc mạc.
– Giai đoạn 4: Ung thư xuất hiện ở các cơ quan lân cận như phổi, xương, lá lách, gan, hạch bạch huyết…
4. Ung thư buồng trứng mức độ nguy hiểm thế nào?
Căn bệnh nguy hiểm này nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời thì có cơ hội điều trị khỏi cao. Tỷ lệ sống sau 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh lên tới 95%. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì có tỉ lệ sống thấp hơn, cụ thể: Nếu ở giai đoạn 2 thì tỷ lệ sống sau 5 năm là khoảng 70% và giai đoạn 3 là khoảng 39%. Ở giai đoạn 4, khối u có thể di căn nên tỷ lệ sống tương đối thấp.
Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, độ tuổi, tiền sử bệnh, phác đồ điều trị và khả năng đáp ứng bệnh…
Phát hiện bệnh ở giai đoạn càng sớm thì hiệu quả điều trị và cơ hội sống càng cao do đó chị em phụ nữ cần theo dõi sức khỏe của mình, không lơ là với các triệu chứng bất thường của cơ thể. Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân.
5. Ung thư buồng trứng có điều trị khỏi hoàn toàn được không?
Dù là bệnh lý có tính chất nguy hiểm đối với đa số phụ nữ nhưng tỷ lệ điều trị thành công của bệnh tương đối cao nếu được phát hiện sớm, can thiệp điều trị hiệu quả ngay từ thời điểm bệnh khởi phát. Bệnh nhân trẻ tuổi thường có tiên lượng cao hơn do sức khỏe và khả năng đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị.
Đặc biệt, 2 năm sau điều trị bệnh nhân cần phòng ngừa bệnh tái phát và duy trì cơ thể khỏe mạnh với chế độ ăn uống hiệu quả để tránh nguy cơ.
Những phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng hiện nay gồm có: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp điều trị đích, điều trị miễn dịch, điều trị bảo tồn, chế độ bảo dưỡng và chăm sóc cơ thể…