Tim đập nhanh khi mang thai có sao không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Nhịp tim trung bình của một người vào khoảng 60-100 nhịp/phút, nếu vượt quá con số này sẽ được coi là tim đập nhanh. Vậy với mẹ bầu, tim đập nhanh khi mang thai có sao không? Hãy cùng nghe tư vấn của các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc về vấn đề này.

1. Tim đập nhanh khi mang thai có sao không?

Nhịp tim tăng lên đến 100 nhịp/phút và cao hơn mức bình thường, tình trạng này gọi là tim đập nhanh và rất phổ biến trong thai kỳ. Cơ thể mẹ bầu đang nuôi dưỡng một mầm sống khác bên trong và đòi hỏi nhiều oxy, chất dinh dưỡng hơn. Do đó, tim mẹ sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể.

Thế nên việc tim đập nhanh trong thai kỳ là điều hoàn toàn bình thường.

Vậy thì tim đập nhanh khi mang thai có hại không? Nhịp tim nhanh là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh. Nó cho thấy cơ thể mẹ bầu đang hoạt động để đáp ứng với nhu cầu oxy và dinh dưỡng của thai nhi. Miễn là nhịp tim nhanh không đi kèm với các triệu chứng có hại khác thì mẹ không cần lo lắng.

Tim đập nhanh khi mang thai có sao không

Tim đập nhanh khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường.

2. Nguyên nhân khiến tim đập nhanh khi mang thai

Ngoài các yếu tố sinh lý thì còn một vài lý do khác khiến tim đập nhanh trong thai kỳ.

2.1. Những thay đổi ở tim và lưu lượng máu

Tử cung của mẹ cần nhiều máu hơn để cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho thai nhi đang tăng trưởng, phát triển. Vì vậy, tim cần cung cấp lượng máu nhiều hơn khoảng 30-50% so với mức bình thường. Nhịp tim mẹ bầu bình thường là khoảng 60-80 nhịp/phút nhưng bây giờ sẽ tăng thêm khoảng 15-20 nhịp/phút trong thai kỳ và đạt mức tối đa ở tam cá nguyệt thứ ba.

2.2. Sự lo lắng

Việc mẹ bầu lo lắng về em bé và sự an toàn trong quá trình sinh nở là điều hoàn toàn bình thường. Chính sự lo lắng này có thể khiến nhịp tim gia tăng. Nhịp tim thai 7 tuần là bao nhiêu

2.3. Thay đổi kích thước tử cung

Tử cung tăng kích thước để chứa được thai nhi đang phát triển nên cần nhiều máu hơn. Điều này dẫn đến tim làm việc và đập nhanh hơn bình thường để bơm thêm máu đến tử cung.

Cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, trái tim cần đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy và dưỡng chất nuôi bé.

Cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, trái tim cần đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy và dưỡng chất nuôi bé.

2.4. Thay đổi của ngực

Trong khi mẹ mang bầu thì tuyến vú bắt đầu hoạt động để sẵn sàng cho em bé bú. Khi ngực lớn hơn thì lưu lượng máu đến đây cũng gia tăng, điều đó có nghĩa là tim phải bơm máu nhiều hơn bình thường.

2.5. Các bệnh lý

Mẹ bị rối loạn tuyến giáp, thiếu máu, tiền sản giật và các vấn đề về tim như bệnh mạch vành, tăng huyết áp phổi… cũng sẽ kích thích tim đập nhanh khi mang thai.

2.6. Những ảnh hưởng khác do mang thai

Tăng cân, thay đổi nội tiết, tác dung phụ của thuốc dùng trong thai kỳ sẽ gây căng thẳng cho hệ toàn hoàn khiến nhịp tim tăng.

2.7. Các yếu tố lối sống

Hút thuốc lá, lạm dụng rượu, dùng quá nhiều caffein cũng sẽ dẫn đến nhịp tim tăng.

Đôi khi nhịp tim tăng còn là do ảnh hưởng của bệnh lý, lối sống.

Đôi khi nhịp tim tăng còn là do ảnh hưởng của bệnh lý, lối sống.

3. Dấu hiệu tim đập nhanh khi mang thai

Nhịp tim nhanh khi mang thai sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác bao gồm: khó thở, đánh trống ngực, ho dai dẳng, chóng mặt, choáng váng, thi thoảng bị ngất.

Nếu mẹ bầu gặp những triệu chứng này thường xuyên thì hãy đi khám bác sĩ ngay để xem có gì bất thường hay không.

3.1. Nhịp tim thay đổi trong thai kỳ

Hoạt động của tim thay đổi tùy theo tam cá nguyệt và điều này cũng ảnh hưởng tới nhịp tim. Nhịp tim của mẹ bầu bắt đầu tăng từ tuần thứ 7 và sẽ đạt đỉnh, tăng 10-20% vào tam cá nguyệt thứ ba.

Thể tích nhát bóp (lượng máu bơm từ tim) tăng 10% trong nửa đầu thai kỳ và đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 20. Con số này sẽ duy trì ổn định cho tới khi sinh.

Tập thiền giúp nhịp tim của mẹ ổn định.

Tập thiền giúp nhịp tim của mẹ ổn định.

3.2. Đối phó với nhịp tim nhanh khi mang thai

Mặc dù tim đập nhanh khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng mẹ cũng nên thực hiện lối sống lành mạnh để giữ sức khỏe cho mình và bé.

– Mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh, không căng thẳng.

– Ngủ đủ giấc vào ban đêm, đảm bảo giấc ngủ không bị xáo trộn.

– Thực hiện các bài tập thư giãn như yoga, thiền định.

– Uống đủ nước để cơ thể không bị thiếu nước. thai sản trọn gói

Tin liên quan

  • Thai 7 tuần chưa có tim thai có sao không
  • Mang thai có đặt thuốc được không
  • Nằm sấp khi mang thai có nguy hiểm không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital