Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh vô cùng phổ biến của các mẹ bầu ngày nay. Thông thường, các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ kiểm soát chỉ số đường huyết bằng chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, việc này có thể khiến cả mẹ và con bị sụt cân. Chính vì vậy, tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân luôn là vấn đề khiến không ít mẹ bầu đau đầu.
Menu xem nhanh:
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường hay gặp nhất của phụ nữ khi mang thai. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, và đang ngày càng phổ biến. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như:
Đối với mẹ:
- Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai lưu, cao huyết áp, nhiễm khuẩn niệu
- Nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường type 2 sau sinh
- Mắc đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo
Đối với thai nhi:
- Tăng trưởng quá mức và thai to
- Mắc các bệnh chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
- Mắc các bệnh lý đường hô hấp
- Vàng da sau sinh
- Gia tăng tần suất trẻ béo phì, khi lớn trẻ sớm bị mắc bệnh đái tháo đường type 2
Đó là lý do tại sao mà mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần phải chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ cũng không bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các loại thực phẩm tiểu đường thai kỳ nên ăn để con tăng cân
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ đặc biệt hơn những mẹ bầu bình thường khác. Bởi lẽ các mẹ sẽ phải lưu ý rất nhiều và phải thiết kế một chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng của mình, như vậy mới có thể ổn định được đường huyết và giúp hạn chế nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm trong thời gian mang thai.
Tốt nhất, mẹ nên bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng sau:
- Thịt nạc, cá nạc
- Đậu hũ, các loại đậu
- Sữa chua không đường, sữa không béo, sữa không đường, sữa dành riêng cho mẹ bầu mắc tiểu đường
- Gạo lứt
- Rau xanh, củ quả, cà chua, trái cây ít ngọt, giúp giữ lượng đường trong máu không tăng quá cao sau bữa ăn
- Dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương
Thêm vào đó, các mẹ bầu cũng phải lưu ý một điều là bên cạnh 3 bữa chính một ngày, nên ăn thêm 2 – 3 bữa phụ để giảm thiểu tối đa tình trạng đột ngột tăng hoặc hạ đường huyết trước và sau mỗi bữa ăn. Điều này cũng giúp mẹ vừa bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, vừa giúp thai nhi tăng cân một cách an toàn.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên để ý tới hàm lượng carbohydrate đơn giản và phức tạp trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vì carbohydrate phức tạp có tốc độ hấp thụ đường chậm, nên sẽ giữ lượng đường huyết ở mức ổn định. Do đó, mẹ nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như ngô, táo, lê, cam, đào,…
Các loại thực phẩm tiểu đường thai kỳ nên tránh ăn
Bên cạnh các loại thực phẩm giúp bé tăng cân thì mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên tránh ăn các loại thực phẩm sau:
- Bánh kẹo, trái cây ngọt, kem, chè vì sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao một cách nhanh chóng
- Hạn chế đồ nhiều đường và tinh bột vì những loại thực phẩm này sẽ làm phá vỡ sự cân bằng lượng đường trong máu vì insulin không thể chuyển hóa hết lượng đường trong máu đi vào tế bào
- Thịt khô, mì gói, xúc xích, đồ hộp
- Lòng đỏ trứng, nội tạng động vật
- Bơ, đồ chiên xào, đồ rán, mỡ động vật
- Rượu, bia, cà phê
- Nước ép trái cây nhiều đường, nước có ga, nước đóng chai có hương liệu
Lưu ý cho bệnh nhân mắc tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ phải lưu ý những điều sau đây:
- Hạn chế ăn mặn
- Không nên ăn quá 6g natri/ ngày
- Ăn bữa sáng lành mạnh, khoa học để kiểm soát lượng đường trong máu
- Không được bỏ bữa chính. Mỗi một bữa, mẹ nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ, không nên ăn quá nhiều. Việc làm này sẽ giúp ổn định lượng đường trong cơ thể của mẹ bầu
- Ăn thêm các bữa phụ để giúp hạn chế lượng đường trong máu tăng cao một cách đột ngột, giúp insulin trong cơ thể có đủ thời gian để chuyển hóa hết lượng đường trong máu vào trong tế bào. Ngoài ra, việc chia nhỏ thành nhiều bữa ăn sẽ giúp mẹ bầu bớt ốm nghén
- Thiết kế chế độ dinh dưỡng cân bằng để cả mẹ lẫn bé đều đủ chất, mà vẫn có thể kiểm soát được lượng đường trong máu
- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng
- Nghỉ ngơi điều độ
Chúng tôi hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc “Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?” Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé một cách toàn diện từ khi mang thai đến khi “mẹ tròn con vuông”, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã xây dựng dịch vụ thai sản trọn gói với các gói thai sản đa dạng, phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của từng mẹ, cụ thể: gói thai từ tuần thứ 8, tuần thứ 16, tuần 28, tuần 36 và gói chuyển dạ. Theo đó, mẹ sẽ được nhắc nhở lịch khám thai một cách cẩn thận và chi tiết, giúp mẹ không bỏ lỡ bất cứ một mốc khám thai quan trọng nào.