Tiêm vắc xin cúm bị sốt có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm vắc xin cúm giúp bảo vệ cơ thể trước các virus gây bệnh cúm, là giải pháp hữu hiệu giúp bảo vệ sức khỏe trong tình trạng dịch bệnh lây lan mạnh mẽ như hiện nay. Sau khi tiêm vắc xin cúm, cơ thể có thể gặp một số tác dụng phụ phổ biến, trong đó có sốt. Tiêm vắc xin cúm bị sốt có nguy hiểm không và cần lưu ý những gì, cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Cơ chế vắc xin cúm hoạt động

Vắc xin cúm giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm bằng cách kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể chống lại virus cúm. Khi cơ thể tiếp xúc với virus, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại và tiêu diệt virus đó trước khi chúng gây nên các triệu chứng bệnh nghiêm trọng.

Hệ thống miễn dịch của sẽ phản ứng lại và tiêu diệt virus cúm đó trước khi chúng gây lên các triệu chứng bệnh nghiêm trọng

Hệ thống miễn dịch của sẽ phản ứng lại và tiêu diệt virus cúm đó trước khi chúng gây lên các triệu chứng bệnh nghiêm trọng

Hiện nay, có 4 loại vắc xin cúm được sử dụng phổ biến trong tiêm phòng cúm là Vắc xin Influvac Tetra; vắc xin Vaxigrip Tetra, vắc xin GCFlu; vắc xin Ivacflu- S.

– Vắc xin Influvac Tetra: tiêm được cho trẻ từ 3 tuổi và người lớn.

Vắc xin Vaxigrip Tetra, GCFlu: tiêm được cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn.

– Vắc xin Ivacflu- S: tiêm cho người từ 18 tuổi đến tròn 60 tuổi.

2. Phản ứng thường gặp sau khi tiêm cúm

Giống như bất kỳ loại vắc xin nào, sau khi vắc xin cúm được đưa vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tiếp nhận vắc xin như một tác nhân lạ và phản ứng lại với nó gây nên các phản ứng phụ thường gặp.

Các phản ứng phụ thường gặp sau tiêm cúm là:

– Sốt nhẹ

– Đau đầu

– Đau hoặc đỏ tại chỗ tiêm

– Đau nhức toàn thân

Các tác dụng phụ này thường tự biến mất sau 2 ngày và không để lại bất cứ di chứng nghiêm trọng nào.

Các phản ứng phụ nghiêm trọng và kéo dài là cực kỳ hiếm gặp, tuy nhiên không ngoại trừ khả năng vẫn sẽ gặp phải. Các phản ứng phụ hiếm gặp là:

– Nổi mẩn ngứa

– Chóng mặt

– Khó thở

– Tim đập nhanh

Khi xuất hiện các phản ứng phụ hiếm gặp cần đưa người bị phản ứng đến ngay cơ sở y tế uy tín để có phương án xử lý và cấp cứu kịp thời.

3. Tiêm vắc xin cúm bị sốt có nguy hiểm không?

Bị sốt sau khi tiêm vắc xin cúm là phản ứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn và thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người được tiêm. Triệu chứng này có thể kéo dài trong 1 – 2 ngày và thường sẽ tự hết mà không cần phải dùng thuốc.

Tiêm vắc xin cúm bị sốt là phản ứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn và thường không gây nguy hiểm

Tiêm vắc xin cúm bị sốt là phản ứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn và thường không gây nguy hiểm

Trong trường hợp bị sốt cao trên 38,5 độ, có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ để làm giảm sốt. Đồng thời, liên tục kiểm tra nhiệt độ cơ thể trong vòng 3 ngày sau tiêm để nắm được tình trạng và đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần thiết.

4. Những điều cần lưu ý sau tiêm vắc xin cúm

Sau khi tiêm vắc xin cúm, cần ở lại đơn vị tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm, nếu có bất cứ phản ứng nghiêm trọng nào cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được cấp cứu kịp thời.

Liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể trong 3 ngày đầu tiên, vì đây là thời gian các tác dụng phụ xảy ra nhiều nhất. Các dấu hiệu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và cần được phát hiện, xử lý kịp thời.

Sau tiêm vắc xin cần liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể trong 3 ngày đầu tiên, vì đây là thời gian các tác dụng phụ xảy ra nhiều nhất

Sau tiêm vắc xin cần liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể trong 3 ngày đầu tiên, vì đây là thời gian các tác dụng phụ xảy ra nhiều nhất

Nếu bị sốt nhẹ nên hạ sốt bằng cách sử dụng khăn ấm lau mát từ từ và an toàn. Khi có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C thì uống thuốc hạ sốt theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.

– Quan sát tại vị trí tiêm, khi xuất hiện biểu hiện bất thường như sưng, nóng, đỏ, lở loét thì khả năng cao đã bị nhiễm trùng cần phải đi khám bác sĩ ngay.

– Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, để cơ thể dễ thoát nhiệt khi bị sốt

– Uống nhiều nước hơn, ăn đồ lỏng hơn so với thường ngày (cháo, súp, sữa,…)

– Không tắm hay lau mình bằng nước lạnh, …

Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc và hiểu rõ hơn về những tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin cúm. Nếu có bất cứ câu hỏi nào về tiêm chủng hay có nhu cầu đặt lịch tiêm phòng các mũi vắc xin bảo vệ sức khỏe toàn diện, bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital