Tiêm cổ tử cung ngừa HPV rất quan trọng bởi theo thống kê của WHO (2018), toàn thế giới ghi nhận 570.000 ca ung thư tử cung. Ở Việt Nam, (theo Globocan 2018) mỗi năm có đến 4.200 ca mắc mới và khoảng 2.400 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho nữ, đứng thứ hai sau ung thư vú. Bệnh chưa có cách điều trị khỏi mà chỉ có thể tiêm vacxin phòng ngừa. Bài viết sau sẽ cung cấp lịch tiêm chi tiết và 6 lưu ý quan trọng khi chích ngừa HPV.
Menu xem nhanh:
1. Vacxin HPV tiêm cổ tử cung ngừa ung thư
HPV là virus gây ra ung thư cổ tử cung và một số bệnh khác như sùi mào gà, u nhú ở bộ phận sinh dục, ung thư tế bào gai ở hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật và cả vùng hầu họng.
Đến nay, đã có trên 140 tuýp HPV (Papillomavirus) được phát hiện ở người. Trong đó 40 loại có khả năng xâm nhập vào vùng sinh dục nữ và nam, khoang miệng, cổ họng trong quá trình quan hệ tình dục. 10 chủng HPV có thể gây ung thư, trong đó chủng 16 và 18 nguy hiểm nhất, là tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung và một số loại ung thư khác ở âm đạo, âm hộ, hầu họng.
Thông qua tiếp xúc, HPV trực tiếp lây lan từ người này sang người kia, mà con đường chính là quan hệ tình dục. Vì vậy, tiêm cổ tử cung ngừa HPV là cách phổ biến để ngăn chặn virus này.
Vacxin HPV dùng được cho cả nam và nữ. Có 2 loại vacxin ngừa HPV đang được sử dụng phổ biến là Gardasil và gardasil 9.
Nếu không tiêm phòng ung thư cổ tử cung, bạn dễ nhiễm virus này khi:
– Phát sinh quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới không an toàn.
– Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc hình thành do HPV virus.
– Hệ miễn dịch suy yếu.
2. Các loại vacxin tiêm cổ tử cung và lịch tiêm
2.1 Lịch tiêm vacxin Gardasil
Loại vacxin này chỉ dùng cho bé gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi, giúp chống lại 4 chủng HPV loại 6, 11 và 16, 18. Nó có tác dụng phòng ung thư tử cung, âm hộ, âm đạo và ngừa mụn cóc sinh dục.
– Bác sĩ tiêm Gardasil vào bắp vai hoặc trên đùi với liều 0.5ml.
– Mũi đầu được tiêm trong độ tuổi, mũi thứ 2 cách mũi 1 từ 2 tháng trở lên, mũi 3 cách mũi 2 từ 4 tháng trở lên.
– Giá tiêm vacxin Gardasil khoảng 1.8 triệu đồng.
Theo kết quả lâm sàng, vacxin HPV cho hiệu quả phòng bệnh trên 10 năm. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng hiệu quả của nó có thể kéo dài đến 35 năm. Vì vậy, trẻ em gái được khuyến cáo tiêm đủ phác đồ và không cần nhắc lại sau khi hoàn thành lịch tiêm.
2.2 Lịch tiêm vacxin Gardasil 9
Loại này dùng cho cả nam và nữ từ 9 đến 45 tuổi. Đây là vacxin thế hệ mới giúp bảo vệ bạn khỏi 9 chủng HPV (6, 11, 16, 18, 33, 45, 52, 58). Ngoài tác dụng ngừa ung thư nó còn loại bỏ tổn thương loạn sản, mụn cóc sinh dục và các bệnh do HPV gây ra với hiệu quả đến 94%.
Tùy theo độ tuổi, lịch tiêm vacxin HPY này sẽ khác nhau. Trẻ từ 9 tuổi đến 15 tuổi tiêm 2 mũi, cách nhau 6 – 12 tháng hoặc tiêm 3 mũi (nếu mũi 2 cách mũi 1 dưới 5 tháng thì tiêm mũi 3 sau khi tiêm mũi 2 ít nhất 4 tháng. Từ 15 đến 45 tuổi tiêm 3 mũi theo 2 phác đồ.
– Phác đồ 1: Tiêm mũi đầu trong độ tuổi, mũi 2 cách mũi 1 từ 2 tháng, mũi 3 cách mũi 2 từ 4 tháng.
– Phác đồ 2: tiêm mũi đầu trong độ tuổi, mũi 2 cách mũi 1 từ 1 tháng, mũi 3 cách mũi hai từ 3 tháng trở lên.
– Giá tiêm Gardasil 9 khoảng 3,2 triệu đồng.
3. 6 lưu ý quan trọng khi tiêm cổ tử cung ngừa HPV không thể bỏ qua
3.1 Tiêm cổ tử cung ngừa HPV có phải xét nghiệm không?
Tiêm HPV ngừa ung thư tử cung không cần xét nghiệm trước. Tuy nhiên, bạn phải chắc chắn:
– Bản thân không dị ứng với thành phần của vacxin
– Không có thai
– Không sử dụng thuốc điều trị bệnh cấp tính trong thời gian tiêm.
3.2. Tác dụng phụ của vacxin tiêm cổ tử cung
Sau khi tiêm phòng HPV, một số ít trường hợp có thể gặp những phản ứng phụ nhẹ như:
– Sưng đỏ tại chỗ tiêm
– Sốt nhẹ
– Đau đầu
– Đau cơ
– Có cảm giác mệt…
3.3. Bị nhiễm HPV rồi có nên tiêm vacxin HPV nữa không?
Người bị nhiễm HPV tiêm vacxin ngừa HPV vẫn có tác dụng. Lý do là vì miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ đề kháng virus này. Sau khi cơ thể đào thải HPV, bạn vẫn có nguy cơ nhiễm lại nếu không tiêm phòng. Hơn nữa, vacxin sẽ giúp bạn vừa chống lại chủng virus đó, vừa chống cả các chủng HPV khác. Vì vậy, nếu đã bị nhiễm HPV trước đó, bạn vẫn nên tiêm vacxin phòng bệnh.
3.4. Nên tiêm HPV khi nào? Nam giới có nên tiêm không?
Một thống kê của CDC Hoa Kỳ từ 2013 đến 2017 ghi nhận có đến 19.000 trường hợp ung thư ở nam giới liên quan đến HPV. Thực tế, tỷ lệ lưu hành HPV ở nam giới mọi lứa tuổi là 91%, cao hơn tỷ lệ lưu hành ở nữ giới (85%).
Bởi vậy, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng HPV ngừa ưng thư tử cung trước khi lập gia đình. Trường hợp có thai trong quá trình tiêm vacxin, có thể tạm hoãn lịch và tiếp tục tiêm sau khi sinh con.
Nam giới cũng cần tiêm vacxin HPV trong độ tuổi từ 9 – 45, ngay cả khi chỉ có quan hệ với người đồng giới.
3.5. Tác dụng của vacxin HPV
Vacxin HPV có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm HPV virus. Nó không có tác dụng tương đương với thuốc đặc hiệu điều trị các tình trạng ung thư tử cung, mụn có sinh dục hay sùi mào gà… Vì vậy, nếu đang mắc các bệnh này, bạn cần đến chuyên khoa nam hoặc khoa phụ sản để khám và điều trị. Trường hợp chưa tiêm phòng HPV thì nên tiêm bổ sung. Hoặc nếu đang điều trị bệnh theo đơn, có thể tiêm vacxin phòng tái phát bệnh và hỗ trợ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.6. Nguyên tắc bảo vệ
Bố mẹ cần chủ động giáo dục con trong việc phòng ngừa HPV. Cụ thể, cần giáo dục giới tính cho con khi bé chuẩn bị đến tuổi thành niên, hướng dẫn con giữ vệ sinh sinh dục và thường xuyên nhắc nhở về việc không dùng chung đồ cá nhân. Đồng thời nên cho con đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm phòng HPV theo đúng phác đồ.
Trên đây là một số lưu ý quan trọng khi tiêm cổ tử cung phòng ngừa HPV và lịch tiêm cụ thể. Nếu bạn đang trong độ tuổi từ 9 – 45 tuổi, chưa tiêm phòng HPV thì đăng ký ngay tại Phòng tiêm chủng – Thu Cúc TCI để bảo vệ bản thân.