Thuốc chữa trào ngược dạ dày

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lim Hong Liang

Bác sĩ Ung Bướu

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Điều trị nội khoa sử dụng kết hợp các loại thuốc là một trong những phương pháp điều trị chính. Vậy thuốc chữa trào ngược dạ dày bao gồm những loại thuốc gì?

1. Thuốc chữa trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, tỷ lệ ngày càng gia tăng ở các quốc gia khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở những người trưởng thành.

Để đưa ra hướng điều trị trào ngược dạ dày như thế nào, bác sĩ sẽ phải dựa trên cơ sở bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng ở mỗi người… Điều trị nội khoa sử dụng các loại thuốc ức chế acid dạ dày, liền sẹo… là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân trào ngược dạ dày.

Thuốc chữa trào ngược dạ dày với tác dụng ức chế acid mạnh, liền sẹo

Thuốc chữa trào ngược dạ dày với tác dụng ức chế acid mạnh, liền sẹo

Hiện nay, xu hướng điều trị trào ngược dạ dày bằng các thuốc ức chế bơm proton (PPI) với liều chuẩn hàng ngày trong khoảng thời gian nhất định được đánh giá có hiệu quả, bệnh nhân đáp ứng tốt, giảm triệu chứng nhanh, ổn định lâu và liền sẹo… Các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày có thể bao gồm:

  • Omeprazole: có tác dụng ức chế tiết acid mạnh, đa số các triệu chứng như đau ngực, ợ nóng… thường giảm rõ rệt sau khi uống thuốc. Người bệnh không nên quá lo lắng khi có biểu hiện tiêu chảy, táo bón hay đau đầu nhẹ khi dùng thuốc bởi đây là những tác dụng phụ thường gặp.
  • Lansoprazole: thuốc ức chế bơm proton có khả năng làm liền sẹo loét dạ dày hiệu quả và tiêu diệt cả vi khuẩn HP.
  • Pantoprazole: được đánh giá có khả năng liền sẹo nhanh, ít tác dụng phụ
  • Rabeprazole: ức chế tiết acid mạnh hơn omeprazole, kiểm soát rất nhanh tình trạng trào ngược acid
  • Esomeprazola: ức chế tiết acid kéo dài, ít tác dụng phụ

Trường hợp điều trị nội khoa không có kết quả thì bác sĩ sẽ xem xét điều trị ngoại khoa, tùy từng trường hợp và tính toán đến rủi do sau phẫu thuật.

2. Điều trị trào ngược dạ dày để tránh biến chứng nguy hiểm

Trào ngược dạ dày lên thực quản nếu không được điều trị tích cực sẽ dẫn đến viêm loét thực quản, nặng và kéo dài có thể dẫn đến hẹp thực quản khiến bạn có cảm giác khó ăn, khó nuốt, đau khi ăn uống… Viêm loét trong thời gian dài cũng dễ làm chảy máu đường tiêu hóa rất nguy hiểm.

Khám sức khỏe. tầm soát ung thư định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích, đặc biệt với bệnh nhân có bệnh lý trào ngược

Khám sức khỏe. tầm soát ung thư định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích, đặc biệt với bệnh nhân có bệnh lý trào ngược

Trào ngược dạ dày cũng có thể làm biến đổi niêm mạc thực quản gây Barrett thực quản – tổn thương tiền ung thư thực quản. Những người mắc Barrett thực quản được xếp vào nhóm có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao và luôn được các bác sĩ khuyến cáo phải kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc ung thư định kì để có thể phát hiện bệnh sớm, ngay khi chưa có biểu hiện. Để thuận tiện cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai nhiều gói khám sàng lọc ung thư khác nhau, trong đó có gói tầm soát ung thư dạ dày – thực quản với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital