Đột quỵ là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Nếu ai từng bị đột quỵ nhẹ thì cần cẩn trọng trong việc điều trị cũng như dự phòng bệnh tái phát sau này. Vậy đâu là thuốc chống đột quỵ nên dùng và có biện pháp nào để giảm nguy cơ bệnh tái phát hay không?
Menu xem nhanh:
1. Vai trò của điều trị và phòng ngừa đột quỵ tái phát
Mặc dù các triệu chứng đã thuyên giảm sau điều trị, người bệnh vẫn đối mặt với nguy cơ tái phát cao. Thống kê cho thấy, sau cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ nhẹ, nguy cơ tái phát có thể lên đến 18% trong vòng 90 ngày, cao nhất ở tuần đầu tiên. Vì vậy, việc dự phòng đột quỵ tái phát là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Tùy vào tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc sau điều trị đột quỵ nhằm ngăn ngừa tái phát. Thuốc kháng kết tập tiểu cầu là một trong những loại thuốc chống đột quỵ thường được chỉ định để điều trị
Trong quá trình dùng thuốc, nếu bỏ liều hoặc tự ý thay đổi liều thuốc sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát. Do vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình sử dụng thuốc. Việc tuân thủ này đóng vai trò then chốt trong việc đạt được hiệu quả điều trị tối ưu và bảo vệ sức khỏe của người bệnh.
2. Các loại thuốc chống đột quỵ tái phát
2.1. Thuốc chống đông máu
Loại thuốc này được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị hình thành cục máu đông trong mạch máu. Cục máu đông có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Có hai nhóm chính của thuốc chống cục máu đông:
– Nhóm thuốc chống đông máu: Ngăn chặn quá trình đông máu bằng cách liên kết với các yếu tố đông máu và làm giảm chức năng của chúng. Ví dụ: warfarin, dabigatran, rivaroxaban, apixaban.
– Nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu: Ngăn chặn sự kết tập tiểu cầu, là tế bào máu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Ví dụ: aspirin, clopidogrel, prasugrel, ticagrelor.
2.2. Thuốc hạ huyết áp
Tăng huyết áp là yếu tố lớn dẫn tới đột quỵ. Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương động mạch, khiến thành mạch trở nên yếu ớt, mất tính đàn hồi và dễ hình thành mảng xơ vữa cùng cục máu đông. Những tổn thương này có thể dẫn đến đột quỵ. Do vậy, thuốc kiểm soát huyết áp có thể được sử dụng sau điều trị đột quỵ hoặc thiếu máu thoáng qua nhằm dự phòng đột quỵ tái phát.
Một số nhóm thuốc hạ huyết áp phổ biến bao gồm:
– Nhóm thuốc ức chế men chuyển.
– Nhóm thuốc chẹn Beta.
– Nhóm thuốc đối kháng canxi.
– Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II.
2.3. Thuốc kiểm soát Cholesterol
Tình trạng cholesterol cao là nguyên nhân chính dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch, gây thu hẹp hoặc tắc nghẽn các mạch máu não, từ đó dẫn đến đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi mỡ máu cao đi kèm với tăng huyết áp.
Hiện nay, thuốc trị mỡ máu statin là loại thuốc chống đột quỵ được chỉ định phổ biến. Với mục đích là giúp kiểm soát hiệu quả lượng cholesterol trong máu. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của enzyme HMG-CoA reductase, enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp cholesterol.
3. Các biện pháp ngừa đột quỵ tái phát
3.1. Duy trì lối sống lành mạnh bên cạnh việc dùng thuốc chống đột quỵ
Một lối sống lành mạnh cần chú trọng vào 4 yếu tố:
– Chế độ ăn uống
– Tập thể dục
– Bỏ các thói quen xấu
– Duy trì tinh thần thư thái, nói không với “căng thẳng”
Đầu tiên, với chế độ ăn uống thì người bệnh cần ưu tiên ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu chất xơ.Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối và cholesterol. Bên cạnh đó cần duy trì cân nặng hợp lý, không để bị thừa cân hoặc béo phì.
Tiếp theo, tập thể dục cũng giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Người bệnh nên dành 30 phút/ngày để tập các bài vừa sức với mình. Ví dụ: đi bộ, chạy, yoga,…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế bia rượu và thuốc lá. Đồng thời kiểm soát, tìm các biện pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả như thiền, nghe nhạc, ngủ đủ giấc,…
3.2. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
Huyết áp tăng, béo phì, rối loạn lipid máu,… là các yếu tố nguy cơ khiến cho đột quỵ tái phát. Do vậy, dù có đang dùng thuốc chống đột quỵ thì người bệnh vẫn cần phải kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ:
– Theo dõi huyết áp thường xuyên và kiểm soát huyết áp ở mức mà bác sĩ khuyến cáo. Nếu có tiền sử bệnh cao huyết áp cần sử dụng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ.
– Kiểm soát lượng đường trong máu tốt bằng chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Có kế hoạch giảm cân nếu đang bị thừa cân hoặc béo phì.
3.3. Dùng thuốc chống đột quỵ kết hợp với khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết đối với người từng bị đột quỵ nhẹ. Điều này sẽ giúp người bệnh:
– Theo dõi huyết áp, cholesterol, lượng đường trong máu và các yếu tố nguy cơ khác.
– Phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ tái phát.
– Điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp hơn.
Hạn chế tối đa nguy cơ tái phát đột quỵ là rất quan trọng. Bằng cách kết hợp sử dụng thuốc chống đột quỵ với các biện pháp phòng ngừa không cần dùng thuốc khác, người bệnh có thể giảm thiểu nguy cơ đột quỵ tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hy vọng với thông tin hữu ích trên đã giúp cho bạn biết được đâu là thuốc điều trị đột quỵ tốt cũng như các biện pháp ngăn chặn nguy cơ đột quỵ xảy ra trong tương lai.