Các loại thực phẩm người bị bệnh tiểu đường nên ăn

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Một chế độ ăn uống khoa học, giúp ổn định lượng đường huyết trong máu của bệnh nhân bị tiểu đường là yếu tố vô cùng quan trọng. Bài viết sau xin liệt kê những loại thực phẩm người bị bệnh tiểu đường nên ăn, để từ đó giúp ổn định lượng đường huyết trong máu và giảm các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.

Nguyên tắc ăn uống đối với người bị bệnh tiểu đường

thực phẩm người bị bệnh tiểu đường nên ăn

Người bị mắc bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn uống khoa học để giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể, tránh lượng đường tăng cao gây nguy hiểm đến sức khỏe. (ảnh minh họa)

Người bị mắc bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn uống hợp lý, để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể ở mức ổn định. Việc tuân thủ các nguyên tắc ăn uống sau đây, sẽ giúp tránh tăng đường huyết, ngăn chặn và làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng. Sau đây là các nguyên tắc trong ăn uống đối với người bị mắc bệnh tiểu đường:

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để không làm tăng đường huyết sau khi ăn.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để quá đói và cũng không nên ăn quá no.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đường và tinh bột cao như khoai, sắn, kẹo, sữa,…

Ngoài ra người mắc bệnh tiểu đường nên dành từ 30-45 phút để tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày hay chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe. Không nên lười vận động, ngồi yên một chỗ.

Các loại thực phẩm người bị bệnh tiều đường nên ăn

Rau xanh

rau xanh là thực phẩm người bị bệnh tiểu đường nên ăn

Rau xanh là một lợi thực phẩm hữu ích mà người bị bệnh tiểu đường nên ăn. (ảnh minh họa)

Rau xanh là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa. Các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa có trong rau xanh giúp bảo vệ mạch máu, tủy tinh thể của những người mắc bệnh tiểu đường.

Đồng thời, các chất xơ có trong rau xanh cũng giúp hỗ trợ hấp thu lượng đường trong máu từ các thức ăn mà bệnh nhân tiêu thụ hàng ngày. Điều này góp phần giúp ổn định lượng đường huyết đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Các loại rau xanh mà bệnh nhân đái tháo đường nên ăn như: cải bó xôi, bắp cải, rau cải, đậu xanh, cần tây, mướp đắng, mồng tơi,…

Ngũ cốc nguyên hạt

Các thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai, … nếu tiêu thụ nhiều có thể khiến tăng hàm lượng đường trong máu. Điều này có thể làm gia tăng biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy người bệnh thường phải kiêng khem và luôn dè chừng sao cho hàm lượng đường ở những loại thức ăn này vừa đủ, không gây hại đến sức khỏe.

Tuy nhiên người mắc bệnh tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc còn nguyên hật như gạo lứt, các loại đậu (đậu đen, đậu xanh,…), yến mạch. Vì các loại thực phẩm này có chứa nhiều chất hòa tan, các vitamin nhóm B và chất đạm, thay thế cho nguồn tinh bột từ cơm trắng.

Trứng

trứng là thực phẩm người bị bệnh tiểu đường nên ăn

Lòng đỏ trứng gà giàu Omega-3 rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. (ảnh minh họa)

Trứng được coi là thực phẩm tốt với người bị mắc bệnh tiểu đường. Lòng đỏ trứng gà rất giàu Omega-3 và nhiều dưỡng chất khác giúp làm giảm viêm, cải thiện độ nhạy cảm của insulin, tăng lượng HDL-Cholesterol (cholesterol tốt trong cơ thể).

Ngoài ra, trứng còn cung cấp các chất chống oxy hóa tốt cho mắt, điều này giúp làm giảm tình trạng giảm thị lực ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ khoảng 3-5 quả trứng mỗi tuần và cách tốt nhất là nên ăn luộc.

Cá 

Các loại cá hồi, cá mòi, cá ngừ giúp cung cấp lượng đạm lành mạnh, có thể sử dụng để thay thế cho lượng đạm có trong các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn, thịt cừu. Ăn cá cũng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu, giúp làm giảm các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Nên ăn cá 2-3 lần/tuần, hạn chế ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ.

Trái cây

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn bổ sung các loại trái cây có múi như cam, bưởi, thanh long, ổi, xoài, chuối, việt quất, dâu tây,.. Bởi các loại hoa quả này ít làm tăng đường huyết, đồng thời giàu oxy hóa.

Trái cây không nên ăn trước hoặc ngay sau bữa ăn, nên ăn vào các bữa ăn phụ trong ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital