Thống kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Tham vấn bác sĩ

Thống kinh là gì? Đây là một vấn đề mà có lẽ chị em phụ nữ ít biết đến mặc dù có thể trước đó bạn đã từng nghe qua nhưng chưa thực sự hiểu về nó. Thống kinh thực chất ra sao và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của chị em hay không?

1. Thống kinh là gì (đau bụng kinh)

Thống kinh (đau bụng kinh) là hiện tượng khá phổ biến có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà các cơn đau có thể nhẹ nhàng hoặc không. Có những người chỉ cảm thấy khó chịu một chút nhưng có những trường hợp lại đau bụng dữ dội khi đến chu kỳ kinh nguyệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Thống kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Thống kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

2. Nguyên nhân chính của đau bụng kinh là gì?

Hiện tại vẫn chưa giải thích được vì sao hiện tượng đau bụng kinh ở một số phụ nữ lại dữ dội hơn so với những người khác. Nhưng có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cụ thể:

  • Lưu lượng máu trong kỳ kinh nguyệt lớn hơn bình thường
  • Dưới 20 tuổi
  • Có chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Chưa từng có con
  • Mới có kinh nguyệt
  • Có tiền sử gia đình về đau bụng kinh
  • Hút thuốc

Đau bụng kinh ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chị em phụ nữ

Tất cả các yếu tố trên có liên quan đến nồng độ hormone prostaglandin trong cơ thể trước khi có kinh nguyệt. Hormone prostaglandin kích hoạt các cơn co thắt trong tử cung để tống máu kinh ra ngoài. Sự tích tụ quá mức của hormone này làm cho các cơn co thắt của tử cung trở nên mạnh hơn, gây đau nhiều hơn. Thông thường, lượng prostaglandin do niêm mạc tử cung sản xuất đạt ngưỡng cực đại vào 1 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc có thể kéo dài đến ngày thứ hai của chu kỳ. Vì thế tình trạng đau bụng kinh thường nghiêm trọng nhất trong những ngày này và giảm dần trong những ngày sau.

Bên cạnh đó, tình trạng đau bụng kinh cũng có thể kết quả của một số bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:

– Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể xảy ra từ 1-2 tuần trước khi có kinh nguyệt. Các triệu chứng đau âm ỉ ở vùng bụng dưới thường biến bất khi có máu kinh.

– Lạc nội mạc tử cung: Lớp niêm mạc tử cung lạc chỗ ra các vị trí khác bên ngoài tử cung như ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu… gây đau dữ dội khi đến chu kỳ kinh. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị sớm.

– U xơ tử cung: Khối u xơ phát triển có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như rong kinh và đau bụng kinh.

– Bệnh viêm vùng chậu (PID): Là bệnh nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.

– Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis): Đây là tình trạng lớp nội mạc tử cung di chuyển vào thành cơ tử cung gây viêm và đau bụng dưới theo chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một rối loạn phụ khoa lành tính thường gặp ở phụ nữ 40-50 tuổi.

– Hẹp cổ tử cung: Là tình trạng hiếm gặp trong đó cổ tử cung quá nhỏ hoặc hẹp đến mức gây cản trở dòng chảy kinh nguyệt, làm tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn khi đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

đau bụng kinh

Đau bụng kinh đôi khi tiềm ẩn nguy cơ các bệnh phụ khoa hoặc các bất thường ở tử cung

3. Triệu chứng đau bụng kinh như thế nào?

Các triệu chứng của đau bụng kinh thông thường bao gồm:

  • Đau liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới
  • Các cơn đau có thể bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh, đau nhiều ở những ngày đầu. Sau khi máu kinh giảm dần thì cơn đau cũng giảm
  • Đau âm ỉ cả ngày nhưng cũng có lúc xuất hiện cơn đau mạnh dữ dội
  • Đau lan ra cả lưng và xuống đùi

Nếu bị đau bụng kinh nghiêm trọng, chị em còn có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Đau, cương ngực gây khó thở
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau lưng, đau mỏi chân
  • Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt
  • Buồn nôn, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy
  • Toát mồ hôi, chóng mặt, tay chân bủn rủn

4. Đau bụng kinh phổ biến như thế nào?

Đau bụng kinh thường xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi dậy thì và ít gặp hơn ở những phụ nữ sau sinh con (trừ nguyên nhân do bệnh lý). Tuy vậy có không ít chị em thường xuyên bị đau bụng kinh từ khi dậy thì cho đến tận lúc mãn kinh. Đối với phần lớn chị em sau nhiều chu kỳ cơ thể sẽ biết cách thích nghi với những khó chịu do đau bụng kinh gây ra. Nhưng với một số người có cơ địa quá nhạy cảm, đau bụng kinh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Về lâu dài, tình trạng đau bụng kinh sẽ gây tác động tiêu cực tới tâm lý và sức khỏe chị em, làm cho những ngày có kinh nguyệt trở thành “cực hình”.

Tại sao đau bụng kinh xảy ra – đây là câu hỏi được rất nhiều chị em thắc mắc

4. Làm thế nào để điều trị đau bụng kinh?

4.1. Điều trị tại nhà

Hầu hết chị em đều bị đau bụng kinh ít nhất một lần trong suốt thời gian có hoạt động sinh sản vì thế việc tìm kiếm các phương pháp giảm đau bụng kinh luôn là mối quan tâm lớn của chị em phụ nữ. Chị em có thể tham khảo những cách sau để giảm đau bụng kinh tại nhà nhé:

4.2. Dùng thuốc không kê đơn (OTC)

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là hình thức giảm đau không kê đơn (OTC) có tác dụng làm ức chế sự tổng hợp prostaglandin, giảm co thắt tử cung, giảm lượng máu kinh từ đó giảm đau bụng kinh. Chị em nên uống thuốc trước khi có kinh khoảng 2-3 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

4.3. Chườm ấm

Đây là cách đơn giản giúp chị em giảm đau bụng kinh nhanh và dễ dàng nhất. Chườm ấm vào vùng bụng dưới sẽ giúp máu lưu thông, giãn cơ giúp giảm những cơn đau khó chịu khi “đến tháng”. Nếu bạn không có túi chườm nóng thì hãy dùng khăn nóng chườm vùng bụng dưới hoặc “tự chế” túi chườm nóng theo cách sau cũng sẽ mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái.

  • Khâu 2 mảnh vải 2 với nhau (hình tròn, vuông hay chữ nhật đều được), để chừa phần miệng túi trên cùng không khâu vào
  • Đổ đầy gạo vào trong và khâu kín túi lại
  • Làm nóng túi gạo này trong lò vi sóng trong vài phút
  • Chườm túi gạo đã làm nóng lên vùng bụng dưới, vùng lưng
  • Chị em có thể cho vài giọt tinh dầu, trà thảo mộc hoặc hoa oải hương khô vào túi gạo để túi có mùi thơm dễ chịu, tăng cảm giác thư giãn

Chườm ấm là cách đơn giản giúp chị em giảm đau bụng kinh nhanh và dễ dàng nhất

4.4. Xoa bóp bằng tinh dầu

Để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể sử dụng tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu cây xô thơm, tinh dầu kinh giới để massage vùng bụng mỗi ngày một lần trong ít nhất 1 tuần trước thời gian có kinh nguyệt. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng các loại tinh dầu này để xoa bóp vùng bụng dưới chị em hãy thử thoa lên 1 vùng da nhỏ và đợi ít nhất 1 ngày để xem cơ thể có phản ứng bất thường nào không. Nếu vùng da này bị mẩn đỏ, kích ứng thì chị em không nên sử dụng phương pháp giảm đau bụng kinh bằng việc massage vùng bụng dưới bằng tinh dầu. Còn nếu làn da vẫn bình thường thì chị em có thể yên tâm sử dụng phương pháp này.

4.5. Tránh một số loại thực phẩm

Trong thời gian có kinh nguyệt chị em nên tránh những thực phẩm gây đầy hơi và giữ nước như đồ ăn nhiều chất béo, rượu, đồ uống có ga, cafein, thức ăn mặn. Việc cắt bỏ những thực phẩm này có thể giúp giảm bớt tình trạng co thắt và căng thẳng. Thay vào đó, chị em nên dùng trà gừng, trà bạc hà, nước chanh ấm trong những ngày này, tình trạng khó chịu sẽ nhẹ đi đáng kể.

Dùng một số loại trà thảo mộc sẽ giúp chị em giảm bớt cảm giác khó chịu khi đến chu kỳ kinh nguyệt

4.6. Thêm các loại thảo mộc vào chế độ ăn uống của bạn

Những loại thảo mộc như trà hoa cúc, chiết xuất hạt cây thì là, quế, gừng có chứa các hợp chất chống viêm và chống co thắt sẽ giúp chị em giảm các cơn co thắt liên quan đến đau bụng kinh.

Để giảm bớt hiện tượng đau bụng kinh, ngoài các phương pháp trên thì chị em lưu ý ăn uống đủ chất, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn trong những ngày “đèn đỏ”. Ngoài ra giữ ấm trong những ngày có kinh cũng là một lưu ý quan trọng.

4.7. Khi nào chị em cần đi thăm khám

Chị em cần đi thăm khám càng sớm càng tốt nếu các triệu chứng đau bụng kinh vượt quá sức chịu đựng hoặc có biểu hiện rong kinh, kinh nguyệt không đều, máu kinh có lẫn cục máu đông. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng kinh, các bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản sẽ thăm khám lâm sàng, đôi khi sẽ cần chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên khoa như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm phụ khoa, nội soi buồng tử cung…

đau bụng kinh

Khoa Phụ sản – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một địa chỉ y tế cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội

Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, quy trình khám phụ khoa được tiến hành nhanh chóng với thủ tục nhanh gọn. chị em có thể chủ động đặt lịch thăm khám để hạn chế thời gian chờ đợi. Với đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa đầu ngành, nơi đây được xem là một địa chỉ khám phụ khoa uy tín ở Hà Nội giúp chị em sớm phát hiện, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý phụ khoa phổ biến ở phái nữ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital