Thai 10 tuần vẫn nằm trong thời gian tam cá nguyệt thứ nhất của thai kì. Vậy sự phát triển của thai 10 tuần phát triển thế nào? Có điều gì đặc biệt?
Menu xem nhanh:
1. Sự phát triển của thai 10 tuần
Thai 10 tuần có sự phát triển vượt bậc về kích thước. Lúc này, bé đã dài khoảng 4 cm và có kích thước tương đương với một quả quýt. Các bộ phận trên cơ thể dường như đã phát triển gần đầy đủ.
Đây là thời điểm mà các ngón tay của bé chuẩn bị có thể nắm lại được, trở nên linh hoạt hơn. Lúc này, các chồi răng cũng đã bắt đầu xuất hiện ở phần dưới của nướu. Đồng thời, một số phần xương của bé đã bắt đầu cứng lại.
Thai 10 tuần đã có những sự di chuyển, cử động nhẹ nhàng, trong những tuần sau, sự vận động này sẽ càng ngày càng nhiều và linh hoạt, mạnh mẽ hơn. Vì vậy, những chuyển động của bé trong tuần này có thể mẹ vẫn chưa cảm nhận được rõ ràng.
Đặc biệt, thời điểm thai 10 tuần, tủy sống sẽ bắt đầu sản sinh ra bạch cầu – những tế bào kháng thể giúp thai nhi khỏe mạnh và có sự tăng trưởng tốt hơn.
Tuyến yên cũng bắt đầu hoạt động và sản sinh ra các loại hormone cần thiết cho cơ thể ở tuần này. Cuống nhau cũng đã làm tốt công việc lọc oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Lông mi của bé đã được phủ đầy mắt để bảo vệ đôi mắt của bé thật an toàn. Ruột cũng bắt đầu co giãn để làm quen với hoạt động tiêu hóa sau khi bé chào đời.
2. Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 10 tuần
Khi mang thai 10 tuần, mẹ bầu vẫn nằm trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất của thai kì, vì vậy chắc chắn mẹ bầu vẫn đang phải đối mặt với sự mệt mỏi.
Tuy nhiên, cảm giác ốm nghén, buồn nôn ở tuần này sẽ được giảm bớt. Trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể thích ăn rất nhiều thứ, thậm chí cả những loại đồ ăn trước đây chưa từng thích ăn.
Do vẫn ở trong giai đoạn nguy hiểm, nên mẹ bầu vẫn cần hết sức chú ý trong việc di chuyển, vận động. Không nên vận động mạnh, mang vác nặng, không chơi các môn thể thao nguy hiểm.
Đây cũng là giai đoạn mẹ bầu cần hết sức chú ý trong chế độ ăn uống. Mẹ bầu nên thận trọng với các loại thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của thai nhi.
Mẹ bầu cũng nên thận trọng trong vấn đề “chăn gối”. Đây là giai đoạn mẹ bầu vẫn cần quan hệ nhẹ nhàng, chọn được những tư thế phù hợp. Không nên quan hệ mạnh bạo, dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Quan trọng nhất, mẹ bầu cần thăm khám thai, thực hiện siêu âm và làm những xét nghiệm cần thiết trong giai đoạn này, theo chỉ định của bác sĩ.