Ung thư dạ dày là bệnh ung thư ác tính phổ biến, có thể di căn và tử vong nếu không được điều trị từ ban đầu. Nắm rõ các dấu hiệu của bệnh ung thư nguy hiểm này và khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm và 5 giai đoạn của bệnh
Ung thư dạ dày là tình trạng bất thường của các cấu trúc dạ dày phát triển bất thường, cơ thể mất kiểm soát và chúng có thể xâm lấn tới các mô gần hoặc xa. Trường hợp nặng nhất bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Những giai đoạn của bệnh ung thư nguy hiểm này được phân chia thành:
– Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn sớm khi tế bào ung thư mới chỉ nằm ở lớp niêm mạc dạ dày
– Giai đoạn 1: Ung thư xâm lấn lớp thứ hai trong dạ dày nhưng chưa xâm lấn tới cơ quan khác, đa số ở giai đoạn này vẫn chưa xuất hiện triệu chứng bệnh
– Giai đoạn 2: Ung thư di chuyển qua niêm mạc dạ dày, có thể xuất hiện một vài triệu chứng như đau bụng, buồn nôn…
– Giai đoạn 3: Ung thư lây lan tới các hạch bạch huyết và cơ quan khác ở cơ thể
– Giai đoạn 4: Ung thư xâm lấn tới toàn bộ cơ thể, tiên lượng của giai đoạn này thường xấu và có thể tử vong.
2. Dấu hiệu của bệnh ung thư nguy hiểm
Những dấu hiệu ở giai đoạn sớm bệnh thường không dễ nhận biết và có thể nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa hay dạ dày phổ biến do đó bạn cần lưu ý đi khám nếu có những triệu chứng như sau:
– Chướng bụng, đầy hơi: Biểu hiện trong giai đoạn đầu bệnh, biểu hiện này thường rõ ràng hơn sau khi ăn
– Chán ăn, khẩu vị kém: Thường người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt hoặc nghẽn đồ ăn ở họng kèm với không có cảm giác thèm ăn
– Sút cân nhiều và nhanh chóng: Đây là triệu chứng của bệnh ung thư tiêu hóa và nhiều bệnh ung thư khác, bạn có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn
– Ợ nóng, ợ chua: Dấu hiệu này có thể kèm theo đau dạ dày nhẹ và không thể dùng thuốc để điều trị khỏi
– Đau bụng dữ dội: Cơn đau sẽ từ nhẹ đến nặng, tần suất ít đến thường xuyên và thuốc giảm đau cũng có thể khó có tác dụng
– Xuất huyết tiêu hóa: Có thể nôn ra phân đen hoặc nôn ra máu nếu ung thư tiến triển nặng, dấu hiệu này cũng có thể là viêm loét dạ dày đại tràng nhưng bạn không nên chủ quan.
3. Những nguyên nhân dẫn tới ung thư tiêu hóa
Không có nguyên nhân chính xác dẫn tới căn bệnh ung thư nguy hiểm này nhưng có những yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới mắc bệnh có thể kế đến như:
– Tổn thương tiền ung thư: Có thể bao gồm teo niêm mạc dạ dày, tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi, tế bào niêm mạc dạ dày đổi cấu trúc, thoát khỏi kiểm soát của cơ thể…
– Vi khuẩn HP: Vi khuẩn Helicobacter pylori(HP) gây viêm loét dạ dày, tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới loét dạ dày mạn tính và gây ra tổn thương tiền ung thư.
– Di truyền: Căn bệnh ung thư này có thể liên quan tới một số hội chứng di truyền bởi tỷ lệ di truyền ở gen có thể lây từ mẹ sang con.
– Biến chứng sau phẫu thuật bệnh dạ dày: Bệnh nhân có tiền sử dạ dày có nguy cơ ung thư cao hơn, đặc biệt là với những bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật dạ dày.
– Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như: tuổi cao, giới tính, nhóm máu, thói quen sinh hoạt… cũng có thể là yếu tố gây bệnh ung thư nguy hiểm.
4. Phòng tránh và điều trị sớm bệnh ung thư
4.1 Chẩn đoán sớm ung thư dạ dày
Để ngăn ngừa nguy cơ biến chuyển bệnh nặng thì người bệnh cần thực hiện khám bệnh và tầm soát sàng lọc bệnh sớm:
– Chụp dạ dày cản quang kép: Phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện nhưng độ chính xác chưa cao nên cần nội soi hoặc sinh thiết dạ dày nếu thấy nghi ngờ
– Nội soi dạ dày: Đây là cách chuẩn xác và nhanh nhất để chẩn đoán căn bệnh ung thư nguy hiểm từ giai đoạn sớm. Công nghệ nội soi hiện đại có thể phát hiện những tổn thương rất nhỏ và kín đáo để phát hiện tế bào bất thường.
– Xét nghiệm phát hiện những dấu ấn khổi u trong máu: Xác định tình trạng tiến triển của ung thư và thường áp dụng để theo dõi tái phát sau điều trị mà không dùng dể phát hiện sớm bệnh.
4.2 Phòng tránh sớm bệnh ung thư ở dạ dày
Để phòng tránh sớm những nguy cơ bệnh ung thư tiêu hóa nguy hiểm, người bệnh cần:
– Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ và vitamin. Bên cạnh đó cần đảm bảo về vấn đề vệ sinh
– Không hút thuốc lá, uống đồ uống có cồn và sử dụng chất kích thích
– Chăm chỉ tập luyện thể dục nhẹ nhàng
– Khám bệnh và điều trị triệt để những bệnh về dạ dày, polyp dạ dày, khối u lành tính…
– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe dạ dày và theo dõi những bất thường về tiêu hóa, đặc biệt nếu trong gia đình có người mắc bệnh tiêu hóa, ung thư tiêu hóa.
4.3 Điều trị sớm bệnh ung thư ở dạ dày
Căn bệnh ung thư nguy hiểm này có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, đặc biệt khi khối u còn khu trú trong niêm mạc dạ dày. Bác sĩ có thể cắt hớt tế bào ung thư qua nội soi dạ dày mà không cần mổ mở.
Những phương pháp điều trị bệnh ung thư này hiện nay rất đa dạng. Tùy theo giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp phù hợp nhất, trong đó bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như sau:
– Cắt bỏ khối u dạ dày qua nội soi
– Phẫu thuật các tế bào ung thư trong cơ thể và bỏ hạch
– Hóa trị
– Xạ trị
– Liệu pháp điều trị miễn dịch
– Điều trị giảm nhẹ.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về bệnh ung thư dạ dày với triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị từ sớm… Tham khảo sớm kiến thức về bệnh giúp bạn phát hiện và điều trị hiệu quả ngay từ ban đầu.