Viêm loét dạ dày mãn tính báo hiệu sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Nếu người bệnh không kịp thời điều trị có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Các dấu hiệu và cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm viêm loét dạ dày mãn tính
Viêm loét dạ dày mãn tính xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do các yếu tố tấn công như: Pepsin, acid dịch vị, vi khuẩn HP. Mức độ phổ biến của bệnh thay đổi theo vùng địa lý và lứa tuổi. Ở châu Âu tỷ lệ người mắc bệnh trên 60 tuổi chiếm khoảng 30-50%; châu Á thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi với tỷ lệ 79%; châu Mỹ có số người mắc bệnh khoảng 38%
Viêm dạ dày mãn tính thường được chia thành 2 loại:
– Viêm dạ dày mãn tính vùng thân vị
– Viêm mãn tính vùng hang vị dạ dày
2. Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày mãn tính
Tất cả mọi người đều có thể bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên có một số đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn người bình thường.
– Người đã bị bệnh nhưng không điều trị dứt điểm
– Người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, chứa chất kích thích
– Người thường sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm (paracetamol, aspirin,…)
– Người nhóm máu O dễ bị nhiễm khuẩn HP và tiến triển thành giai đoạn mãn tính
– Những người thường trong tình trạng căng thẳng, lo lắng, stress
– Người có nếp sinh hoạt không điều độ
3. Nguyên nhân nào gây ra viêm loét dạ dày mãn tính?
Viêm dạ dày mãn tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân gây bệnh cũng khá giống với nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính
3.1 Do không chữa bệnh triệt để
Viêm dạ dày mãn tĩnh thường thứ phát sau các rối loạn chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó thì viêm dạ dày mãn tính là giai đoạn tiến triển của viêm dạ dày cấp tính. Người bệnh không uống thuốc theo đúng liệu trình, không kiêng các thực phẩm gây tổn thương dạ dày khiến bệnh dai dẳng và chuyển sang mãn tính.
3.2 Không điều trị dứt điểm khi bị vi khuẩn HP
Vi khuẩn Hp nếu không điều trị tận gốc sẽ rất dễ tái nhiễm trở lại. Khi này vi khuẩn sẽ kháng thuốc và gây khó khăn trong việc điều trị dẫn tới viêm mãn tính.
3.3 Không biết mình bị viêm loét dạ dày
Một số người bị viêm loét dạ dày nhưng không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng không đi khám. Bệnh không được điều trị lâu ngày sẽ dẫn tới mãn tính.
3.4 Căng thẳng gây viêm loét dạ dày mãn tính
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormon cortisol gây loét giống như cơ thể của các loại thuốc chống viêm. Chất này sẽ ảnh hưởng tới dạ dày và gây loét.
3.5 Do bệnh lý
– Một số bệnh về viêm khoang nũi, viêm khoang miệng có thể khiến các độc tố và vi khuẩn trôi vào dạ dày gây viêm loét
– Các bệnh tiểu đường, bệnh về hệ thống trung ương thần kinh, bệnh tuyến giáp cũng có thể gây ra viêm dạ dày
4. Những thường gặp khi bị viêm loét dạ dày mãn tính
Ở thời kỳ đầu bệnh có thể chưa có những dấu hiệu rõ ràng. Khi viêm dạ dày chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ có các triệu chứng dễ nhận biết như:
4.1 Đau bụng vùng thượng vị là dấu hiệu của viêm loét dạ dày mãn tính
Khi ăn nhiều hoặc ăn ít người bệnh đều cảm thấy đau âm ỉ và khó chịu sau khi ăn. Cơn đau tái đi tái lại, không khỏi hẳn và kéo dài trên 6 tháng
Nóng rát thượng vị: Sau khi bệnh nhân uống rượu bia và ăn đồ chua cay sẽ thấy biểu hiện này.
4.2 Đầy bụng
Người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng trong và sau khi ăn. Cảm giác này khiến bạn ăn không ngon, không ăn được nhiều.
4.3 Triệu chứng của thiếu máu mạn tính
Viêm loét dạ dày làm chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Cơ thể sẽ suy giảm hấp thu các chất tạo máu như: Sắt, acid folic,…Người bệnh sẽ xanh xao, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
4.4 Thường xuyên bị buồn nôn vào buổi sáng
Dấu hiệu nôn ra dịch chua sau khi ăn mà không rõ nguyên do. Tình trạng này nếu xảy ra liên tục và kéo dài trên 6 tháng sẽ gây ra viêm dạ dày mãn tính
4.5 Sút cân
Khi mắc bệnh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ sụt cân nhanh chóng. Vì vậy nếu bạn đột nhiên bị giảm cân mà không phải do ăn kiêng thì cần chú ý theo dõi.
Các triệu chứng lâm sàng kể trên không được coi là chẩn đoán mà chỉ nhằm giúp hỗ trợ phát hiện bệnh sớm. Để biết rõ tình trạng bệnh bạn cần tới các bệnh viện để nội soi và làm các xét nghiệm cụ thể.
5. Mức độ nguy hiểm khi bị viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày mạn tính sẽ khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu vì những cơn đau xuất hiện thường xuyên. Giai đoạn mãn tính không đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.
Tuy nhiên nếu để viêm dạ dày mãn tính không được điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng khó lường.
5.1 Hẹp môn vị
Môn vị là van ở đường tiêu hóa có nhiệm vụ mở để đưa thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Khi van này bị hẹp sẽ gây ứ đọng thức ăn tại dạ dày khiến bạn cảm thấy chướng bụng, buồn nôn, nôn ra thức ăn cũ.
5.2 Thủng dạ dày
Người bệnh sẽ thấy đau dữ dội như bị dao đâm, bụng cứng đờ. Bệnh nhân cần nhanh chóng đưa đi cấp cứu để bác sĩ phẫu thuật kịp thời.
5.3 Xuất huyết tiêu hóa
Biểu hiện của biến chứng là: Nôn ra máu, đi ngoài ra máu khiến da xanh xao, hoa mắt, mệt mỏi,…Xuyết huyết tiêu hóa gây ra thiếu máu, mất máu nhiều sẽ dẫn tới tử vong.
5.4 Ung thư hóa
Ung thư là biến chứng không ai mong muốn khi bị viêm dạ dày mãn tính. Khi này cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên và không thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc. Đây là biểu hiện dễ nhận biết của ung thư. Ngay khi phát hiện bị bệnh bạn cần tích cực xạ trị, nếu để khối u di căn sẽ không còn nhiều khả năng lành bệnh. Bạn nên thăm khám định kỳ nhằm phát hiện tế bào ung thư sớm.
6. Phương pháp điều trị
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị viêm loét dạ dày triệt để, bệnh vẫn có thể tái phát sau khi khỏi bệnh. Thuốc điều trị sẽ thường có tác dụng giảm đau, giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
6.1 Điều trị nội khoa
– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Nhóm thuốc giúp bảo vệ dạ dày khỏi sự ăn mòn của acid và các vi khuẩn gây hại cho đường ruột.
– Thuốc trung hòa axit dạ dày
Thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị và giảm các triệu chứng, khó tiêu, ợ, đau dạ dày.
– Thuốc chống H2
Thuốc giúp chặn histamine – Chất hóa học trong cơ thể giúp báo hiệu khi nào acid trong dạ dày được tiết ra.
– Thuốc ức chế bơm proton
Thuốc giúp làm giảm acid và bảo vệ niêm mạc.
– Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP
Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp, bảo vệ niêm mạc.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân có thể gặp mọt số tác dụng phụ như: Đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt,…Những tác dụng phụ này thường chỉ xuất hiện tạm thời và biến mất sau khi dừng thuốc. Tuy nhiên nếu người bệnh gặp pải các triệu chứng quá khó chịu thì nên trao đổi với bác sĩ để đổi liệu trình.
Khi các triệu chứng thuyên giảm người bệnh vẫn cần tiếp tục uống thuốc cho tới khi hết đơn, không nên tự ý dừng thuốc hoặc giảm liều. Việc làm này nhằm đảm bảo các vị khuẩn đã được tiêu diệt hết.
6.2 Dừng sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau khi bị viêm loét dạ dày mãn tính
Các loại thuốc NSAIDs cần cân nhắc khi sử dụng
Nếu các thuốc kháng viêm không chứa steroil (NSAIDs) là nguyên nhân gây bệnh thì bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc hoặc chuyển sang loại thuốc khác phù hợp.
6.3 Điều trị phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật thường chỉ được dùng cho tình trạng viêm loét dạ dày phức tạp. Trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, vết loét không thể lành và gây ra các biến chứng nguy hiểm thì cần can thiệp phẫu thuật ngay.
7. Biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày mãn tính
Từ các nguyên nhân gây bệnh chúng ta cần thực hiện một số phương pháp để phòng tránh bệnh.
– Không nên sử dụng nhiều đồ uống có cồn trong thời gian dài
– Hạn chế căng thẳng và các trạng thái cảm xúc tiêu cực
– Tránh ăn các đồ chua cay, chiên rán, thực phẩm gây kích thích dạ dày
– Không hút thuốc lá
– Luôn rèn luyện thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh
– Ăn ngủ đúng giờ giấc
– Rửa sạch thực phẩm trước khi ăn, ăn chín uống sôi
Bạn không nên quá lo lắng nếu bị viêm loét dạ dày mãn tính. Điều quan trọng là mỗi bệnh nhân cần tuân thủ các phương pháp chữa bệnh để điều trị triệt để đồng thời thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh quay trở lại.