Táo bón ở người ung thư cách xử lý ra sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Triệu chứng táo bón ở bệnh nhân ung thư có thể xuất hiện do chế độ ăn uống, uống không đủ dịch, ít vận động dạ dày ruột, toàn trạng mệt mỏi, dùng thuốc giảm đau… Vậy tình trạng táo bón ở người ung thư cách xử lý ra sao?

1. Nguyên nhân nào dẫn đến táo bón ở bệnh nhân ung thư?

Táo bón là hiện tượng khó đi ngoài do phân cứng thường gây đau và khó chịu cho người bệnh. Triệu chứng này gây đau và khó chịu cho người bệnh. Triệu chứng này gây nên do chế độ ăn uống, uống không đủ dịch, ít vận động dạ dày ruột, toàn trạng mệt mỏi, dùng thuốc giảm đau…

Có thể bạn cũng quan tâm: giảm triệu chứng tiêu chảy ở người ung thư

Táo bón ở người ung thư cách xử lý ra sao

Táo bón là hiện tượng khó đi ngoài do phân cứng thường gây đau và khó chịu cho người bệnh.

2. Táo bón ở người ung thư cách xử lý ra sao?

Để khắc phục tình trạng táo bón ở bệnh nhân ung thư, cần thực hiện một số chỉ dẫn sau:

  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày như: ngũ cốc, hoa quả tươi, rau xanh…
  • Tăng lượng dịch trong khẩu phần ăn phòng mất nước và suy dinh dưỡng. Một số loại như: nước cam, nước táo ấm uống vào buổi sáng có tác dụng rất tích cực trong phòng ngừa táo bón.
  • Tăng vận động càng nhiều càng tốt.
  • Ăn đúng giờ mỗi ngày.
  • Tập thói quen đi tiêu vào một thời điểm cố định trong ngày và duy trì thói quen này mỗi ngày.
  • Uống ít nhất là 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày. Tốt hơn hết là nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nước uống để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị (nếu có). Nước sôi để nguội, nước trái cây, trà, chanh nóng đều là những sự lựa chọn tốt, tuy nhiên tốt hơn hết là nên uống nước ấm vì sẽ giúp kích thích nhu động ruột, giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
  • Dùng các thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ.
Táo bón ở người ung thư cách xử lý ra sao

Người bệnh có thể dùng các thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ.

  • Không nên quá căng thẳng, mệt mỏi.
  • Không nên thụt tháo hàng ngày hoặc thường xuyên khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên dùng các loại thức ăn gây táo bón như: pho mát, trứng, chocolate…
  • Để giảm tình trạng nuốt khí khi ăn gây đầy hơi, bạn nên hạn chế nói chuyện khi đang dùng bữa và không nên dùng ống hút để uống. Tránh nhai kẹo cao su và tránh tiêu thụ những thức uống có gas.

Báo cho bác sĩ trong các trường hợp:

  • Không có nhu động ruột từ 3 ngày trở lên
  • Có máu trong phân
  • Không thể đi ngoài trong vòng 1 – 2 ngày sau khi dùng thuốc nhuận tràng.
  • Xuất hiện nôn hoặc cảm thấy đau tức kéo dài.

Phòng ngừa táo bón:

Táo bón ở người ung thư cách xử lý

Duy trì chế độ ăn hàng ngày có nhiều chất xơ, rau và hoa quả

  • Duy trì chế độ ăn hàng ngày có nhiều chất xơ, rau và hoa quả
  • Vận động càng nhiều càng tốt
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Hầu hết các tác dụng ngoại ý như táo bón đều có thể được kiểm soát hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng khi xảy ra. So với các nguy cơ từ tác dụng ngoại ý, lợi ích mà các phương pháp điều trị ung thư mang đến cho bệnh nhân ung thư đáng kể hơn nhiều.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đăng ký khám và điều trị ung thư tại Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 0907 245 888.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital