Tăng nhãn áp ở trẻ là một bệnh lý bẩm sinh hiện không có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay các phương pháp điều trị Glocom bẩm sinh chỉ có tác dụng làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh cũng như ngăn ngừa quá trình làm tổn thương các dây thần kinh thị giác xung quanh.
Menu xem nhanh:
1. Tăng nhãn áp ở trẻ là bệnh lý gì?
Bệnh tăng nhãn áp xảy ra với trẻ em hay còn được gọi là Glocom bẩm sinh là một bệnh lý nguy hiểm ở mắt. Đây là tình trạng áp lực chất lỏng bình thường ở trong mắt của trẻ tăng cao bất thường, vượt ngưỡng hạn mức cho phép. Khi đó, chất lỏng này sẽ bị tắc lại và không thể thoát ra khỏi mắt khiến cho các dây thần kinh thị giác bị tổn thương và dần dần làm thị lực mờ dần.
1.1. Đâu là nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp ở trẻ?
Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào tìm ra được nguyên nhân thực sự gây ra bệnh Glocom bẩm sinh này. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tăng nhãn áp mắt ở trẻ như yếu tố di truyền, ở góc tiền phòng có xuất hiện tổ chức trung bì hay thủy dịch ở trong mắt trẻ bị màng Barkan cản trở lưu thông,…
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng glocom bẩm sinh phát triển là do cơ mi và mống mắt của người bệnh phân tách ra khỏi vùng bè kém. Cấu tạo của nếp thể mi và cơ thể mi phát triển bất thường tại vùng trung tâm khiến cựa củng mạc cũng bị di chuyển ra phía trước khiến cho dịch thủy bị cản trở lưu thông, gây ra tắc nghẽn và hình thành bệnh lý glocom ở trẻ.
1.2. Tăng nhãn áp ở trẻ em có những đặc điểm thế nào?
Theo thống kê, số lượng mắc glocom bẩm sinh ở bé trai nhiều hơn, chiếm đến 65% so với tỉ lệ mắc bệnh ở bé gái. Đa phần bệnh lý sẽ được phát hiện muộn hơn sau khi sinh ra và trẻ sẽ thường bị ở cả 2 mắt tùy từng mức độ.
2. Tăng nhãn áp ở trẻ có những loại nào?
Glocom ở trẻ em thường được chia thành 2 thể bệnh khác nhau là Glocom bẩm sinh thể nguyên phát và Glocom bẩm sinh thể thứ phát.
2.1. Glocom bẩm sinh dạng nguyên phát
Đây là thể bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân của Glocom bẩm sinh thể nguyên phát là do những bất thường của cấu trúc tại vị trí góc tiền phòng gây ra. Trẻ bị bệnh sẽ có hệ thống lọc trong mắt không thể phát triển bình thường được. Từ đó, dung dịch nước trong mắt bị tắc nghẽn đã khiến cho áp lực trong mắt tăng cao. Tăng nhãn áp ở mắt trẻ sơ sinh thể nguyên phát thường xảy ra do hiện tượng di truyền.
2.2. Glocom trẻ em thể thứ phát
Tăng nhãn áp bẩm sinh thể thứ phát thường được phát hiện cùng với những bất thường ở các phần khác nhau của mắt.
– Bệnh lý dị thường Axenfeld hoặc Reiger:
Đây là bệnh lý liên quan đến hệ thống lọc, thường là các vấn đề phát triển bất thường của mống mắt cũng như các bộ phận khác của giác mạc. Những trẻ không may mắc phải dị thường này sẽ phải đi khám và kiểm tra mắt thường xuyên suốt cuộc đời.
– Dị thường Peter:
Dị thường Peter thường được phát hiện cùng với những sự bất thường khác trong ống kính và giác mạc của mắt. Đây là bệnh lý thường kèm theo nhiều biến chứng khác nhau và có nguy cơ khiến cho bệnh tình trở nặng hơn. Để điều trị, các bác sĩ sẽ thường chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ.
– Đục thủy tinh thể bẩm sinh bị biến chứng:
Glocom là một trong những biến chứng khá thường gặp sau cuộc phẫu thuật đục thủy tinh thể ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bác sĩ và chuyên gia về mắt cũng chưa tìm thấy được nguyên nhân thực sự khiến biến chứng tăng nhãn áp này xảy ra.
– Biến chứng của bệnh lý viêm mắt:
Do hệ thống lọc của mắt có thể bị ngăn cản bởi các tế bào viêm nhiễm, do đó, glocom ở trẻ có nguy cơ xảy ra dù trẻ bị viêm mắt do viêm khớp, viêm tai,..
– Mống mắt không phát triển:
Có nhiều trẻ không có mống mắt, bị khuyết một phần mống mắt hay mống mắt kém phát triển kèm theo với các bệnh lý đục giác mạc, giác mạc bị nhỏ hoặc mống mắt và giác mạc dính vào nhau.
– Hội chứng Sturge Weber:
Hội chứng Sturge Weber cũng có thể gây ra biến chứng tăng nhãn áp ở trẻ. Những trẻ mắc hội chứng này thường có vết bớt mạch máu trên mặt hoặc trán. Những trẻ mắc hội chứng Sturge Weber cần phải đi khám mắt định kỳ để kiểm tra được sự phát triển của glocom, từ đó có các phương án điều trị thích hợp.
3. Làm thế nào để biết trẻ bị tăng nhãn áp?
Nếu trẻ được phát hiện sớm bệnh lý tăng nhãn và được điều trị kịp thời thì sẽ có thể ngăn ngừa được những tổn hại cho mắt và ngăn ngừa được nguy cơ bị mù lòa.
Cha mẹ hay để ý những triệu chứng sau để có thể kịp thời cho con đi thăm khám mắt:
– Trẻ sợ ánh sáng:
Đây là triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên, khi tiếp xúc với ánh sáng trẻ thường có biểu hiện úp vào ngực mẹ, nhìn vào chỗ tối và tránh nhìn vào nơi có ánh sáng. Ngoài ra, trẻ sẽ có hành động nheo mắt hoặc né tránh chỗ có ánh sáng. Nếu tình trạng trở nặng, trẻ nhắm mắt ngay cả khi đang ăn hay ở trong bóng tối.
– Co quắp mi mắt:
Do sợ ánh sáng nên trẻ sẽ có xu hướng khéo mi mắt lại để có thể ngăn ngừa tối đa ánh sáng chiếu vào mắt.
– Chảy nhiều nước mắt:
Với 2 triệu chứng trên, trẻ sẽ bị chảy nhiều nước mắt và tần suất nhiều lần do tế bào biểu mô giác mạc bị kích thích. Theo thời gian, biểu mô giác mạc của trẻ bị phù nề khiến cho tình trạng bệnh lý nặng hơn.
– Mắt của trẻ có màu đục:
Theo cấu trúc của mắt, bên trong giác mạc của mỗi người sẽ có một tấm tế bào nhỏ để bơm chất dịch trong mắt ra ngoài. Tuy nhiên, các trẻ bị tăng nhãn áp bẩm sinh sẽ khiến cho chất lỏng này bị đẩy ngược vào trong giác mạc và là mắt trẻ có màu đục.
– Thị lực giảm sút và tật giật nhãn cầu:
Khi mắt bị tăng nhãn áp, thị lực của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo thời gian. Khi trẻ bị glocom bẩm sinh, áp lực nội nhãn sẽ khiến cho dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ bị giật nhãn cầu thường xuyên gây khó chịu và phiền phức trong cuộc sống hàng ngày.
– Giác mạc to hơn:
Do áp lực tăng lên trong mắt khiến cho mắt như một quả bóng bị thổi căng nên giác mạc của trẻ mắc bệnh lý cũng sẽ bị to lên bất thường.
4. Liệu bệnh lý này có thể điều trị được khỏi hoàn toàn không?
Đa số các trường hợp glocom bẩm sinh hiện nay đều được điều trị bằng cách phẫu thuật, tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp được điều trị bằng nội khoa. Mục đích chính của việc điều trị là giúp điều tiết chất lỏng trong mắt sao cho ổn định, vừa có thể tạo ra một lượng chất lỏng ổn định để duy trì mắt cũng như các dịch này có thể thoát ra bên ngoài mà không bị tắc nghẽn.
Việc điều trị giúp cho các chức năng thị giác của trẻ được bảo vệ, ngăn ngừa khả năng bị mù lòa. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm tình trạng tăng nhãn áp thì hiện nay chưa có phương pháp nào có thể làm được.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý tăng nhãn áp của trẻ em. Hiểu rõ bệnh lý sẽ giúp cho cha mẹ có thể phát hiện bệnh lý sớm, từ đó, sẽ có các phương pháp điều trị hợp lý, bảo vệ thị lực tối đa cho trẻ. Bạn có thể gọi cho chúng tôi qua tổng đài để được giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ tư vấn cụ thể về bệnh lý hơn.