Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, thế giới có hơn 2 triệu người mắc ung thư vú mỗi năm ở cả nam và nữ. Không chỉ vậy, độ tuổi mắc ung thư vú đang ngày càng trẻ hóa. Do đó, tầm soát ung thư vú hiện đang là hoạt động quan trọng giúp phòng tránh căn bệnh nguy hiểm trên. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người trả lời một trong những câu hỏi đang được quan tâm: Tầm soát ung thư vú qua xét nghiệm máu có đạt được hiệu quả hay không?
Menu xem nhanh:
1. Ung thư vú nguy hiểm như thế nào?
Ung thư vú là một bệnh lý u ác tính xuất phát từ những tế bào mô tuyến vú. Những tế bào này phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u lan rộng ra toàn bộ vú. Ung thư vú có thể di căn đến những bộ phận khác, xâm lấn và phá hủy những bộ phận đó.
Hiện nay, ung thư vú là một trong những bệnh lý hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam mỗi năm ghi nhận hơn 21 nghìn ca mắc mới và hơn 9 nghìn ca tử vong.
Ung thư vú nếu phát hiện sớm ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi với tỷ lệ lên tới 90%. Tỷ lệ này giảm xuống còn 60% ở giai đoạn 3 và nếu để ung thư vú phát triển đến giai đoạn 4, khi bệnh đã di căn đến các bộ phận khác gây đau đớn và rất khó để điều trị, có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, căn bệnh ung thư vú có thể khiến chị em phụ nữ bị cắt đi tuyến vú vĩnh viễn. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Không có tuyến vú, người mẹ không thể cho con bú và trẻ có thể lớn lên mà không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
2. Tầm soát ung thư vú quan trọng như thế nào?
Tầm soát ung thư vú là những phương pháp y học được sử dụng nhằm phát hiện sớm căn bệnh trên, ngay cả khi người bệnh chưa có biểu hiện gì ra bên ngoài. Từ đó, thời gian điều trị cũng như chi phí phải bỏ ra cũng được giảm một cách đáng kể.
Ngoài ra, các phương pháp tầm soát ung thư vú còn phát hiện được những tổn thương xuất hiện ở giai đoạn tiền ung thư – Những tổn thương mà ở thời điểm hiện tại không phải ung thư nhưng có khả năng chuyển biến thành ung thư.
Tầm soát ung thư vú nên được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây cần lưu ý tầm soát ung thư vú nhiều hơn:
– Tiền sử gia đình (ung thư vú, ung thư buồng trứng) có thể di truyền căn bệnh này qua những thế hệ sau.
– Tiền sử bản thân từng mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, đã xạ trị vùng cổ, vùng ngực…
– Có mang gen đột biến BRCA1, BRCA2,… làm tăng khả năng bị mắc ung thư vú.
– Sử dụng liệu pháp nội tiết thay thế vào cơ thể cũng làm tăng khả năng mắc ung thư vú.
3. Tầm soát ung thư vú qua xét nghiệm máu có chính xác hay không?
3.1. Trước khi trả lời câu hỏi tầm soát ung thư vú qua xét nghiệm máu có chính xác không, cùng tìm hiểu có bao nhiêu phương pháp tầm soát ung thư vú
Hiện nay, những phương pháp tầm soát ung thư vú đang được sử dụng phổ biến bao gồm:
Khám vú
Bác sĩ sẽ thực hiện xem xét xung quanh vùng tuyến vú nhằm phát hiện ra những khối u nếu có hoặc đánh giá xem vú đang có những điểm gì bất thường hay không.
Siêu âm vú
Siêu âm vú là phương pháp sử dụng sóng âm mô tả lại những hình ảnh bên trong tuyến vú. Siêu âm vú có thể giúp phát hiện những bất thường xuất hiện ở tuyến vú như khối u, các tổn thương,…
Chụp nhũ ảnh (Chụp X-quang tuyến vú)
Chụp X-quang tuyến vú khác với chụp X-quang thông thường, phương pháp này sử dụng 1 dạng máy móc đặc thù, sử dụng tia X để mô tả những những hình ảnh bên trong tuyến vú. Cũng giống như siêu âm vú, chụp nhũ ảnh giúp phát hiện những tổn thương, khối u xuất hiện bên trong tuyến vú,…
Chụp MRI
Phương pháp này giúp bác sĩ theo dõi được nhiều mặt cắt và hình ảnh chi tiết của cả hai tuyến vú cùng một lúc, giúp phát hiện hình dạng, kích thước của khối u,…
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có thể giúp sàng lọc ung thư vú qua các chỉ số chỉ điểm khối u bao gồm: CA 15-3, Her2 NEW, CEA, CA19-9,…
Sinh thiết
Khi phát hiện khối u xuất hiện ở tuyến vú, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết bằng cách lấy tế bào trực tiếp từ khối u. Mẫu tế bào này sau đó được đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích xem đây là khối u ác tính hay lành tính.
3.2. Trả lời câu hỏi: Tầm soát ung thư vú qua xét nghiệm máu có đem lại hiệu quả chính xác hay không?
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp tầm soát ung thư vú đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Bác sĩ có thể đánh giá được khả năng mắc ung thư của người khám qua việc phân tích tế bào mẫu máu. Chỉ số hiệu quả nhất giúp tầm soát ung thư vú là CA 15-3. Người bình thường có giá trị CA 15-3 là nhỏ hơn hoặc bằng 30U/mL, nếu giá trị chỉ số lớn hơn 30U/mL thì người khám có khả năng mắc ung thư vú
Tuy nhiên trên thực tế, xét nghiệm máu không thể chắc chắn được việc người khám có đang mắc ung thư phổi hay không. Phương pháp này chỉ giúp sàng lọc khả năng mắc ung thư vú của người khám từ đó áp dụng những phương pháp tầm soát ung thư khác để kết quả chẩn đoán được chính xác hơn.
Ngoài ra, để chẩn đoán ung thư vú được chính xác nhất phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để tầm soát ung thư vú thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một lựa chọn phù hợp với bạn. TCI với trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tầm soát ung thư vú và chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, Thu Cúc TCI còn sở hữu các nhân viên y tế tận tâm với nghề, được đào tạo kiến thức y học bài bản, thân thiện với khách hàng. TCI vẫn luôn tự hào là một trong top 5 bệnh viện có chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất Hà Nội.
Ung thư vú đang là căn bệnh phổ biến nhất ở nữ giới hiện nay với số ca mắc vẫn không ngừng tăng lên. Do đó, hãy bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này bằng việc tầm soát ung thư vú định kỳ ít nhất là 1 năm 1 lần nhé!