Chúng ta đều biết, phổi là một trong những bộ phận rất quan trọng trên cơ thể con người. Nó đảm bảo quá trình hô hấp được diễn ra, giúp hấp thụ O2 từ không khí, từ đó giúp duy trì sự sống. Do đó, những bệnh lý liên quan đến phổi luôn là chủ đề nóng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là ung thư phổi. Vậy ung thư phổi là gì và tầm soát ung thư phổi như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư phổi là gì? Nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi
1.1. Định nghĩa
Ung thư phổi bắt nguồn từ những tế bào bất thường thuộc lớp niêm mạc của đường thở. Những tế bào này sẽ phát triển không thể kiểm soát, phân chia nhanh chóng và hình thành nên những khối u bên trong phổi. Những khối u này sẽ chèn ép các cơ xung quanh làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của người mắc bệnh.
Có 2 loại ung thư phổi chính:
– Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC): Đây là dạng ung thư phổi tiến triển khá chậm, nếu phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị hợp lý thì cơ hội để hồi phục càng cao.
– Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): SCLC là loại ung thư phổi tiến triển nhanh, loại ung thư này thường dẫn đến việc di căn sang các bộ phận khác của cơ thể qua đường máu.
1.2. Một số nguyên nhân dẫn đến bị mắc ung thư phổi
Nghiên cứu cho thấy những người mắc ung thư phổi đều có một số điểm chung giống nhau:
– Hút thuốc lá: Khói thuốc lá, thuốc lào, xì gà,… sẽ phá hủy các lớp lót bên trong phổi. Mặc dù những lớp này có khả năng tự phục hồi tuy nhiên nếu tiếp xúc liên tục với khói thuốc, chúng sẽ dần mất khả năng tự chữa lành này.
– Ảnh hưởng bởi bức xạ: Các loại bức xạ như bức xạ của bom nguyên tử, xạ trị, radon,…sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi nếu như tiếp xúc lâu hoặc liên tục.
– Sống trong môi trường ô nhiễm: Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người do ung thư vào năm 2013.
2. Phương pháp tầm soát ung thư phổi như thế nào để đạt được hiệu quả?
Cũng giống như những loại ung thư khác, ung thư phổi gần như không có biểu hiện bất thường ra bên ngoài ở giai đoạn khởi phát. Do đó, nếu muốn phát hiện bệnh sớm cần có những phương pháp tầm soát phù hợp. Có 3 phương pháp tầm soát ung thư phổi chính:
2.1. Tầm soát ung thư phổi như thế nào với phương pháp chẩn đoán hình ảnh?
Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp sử dụng những thiết bị có chức năng mô tả lại hình ảnh bên trong cơ thể mà mắt thường không thể nhìn thấy. Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư phổi bao gồm:
– Chụp X-Quang phổi: Phương pháp này sẽ giúp phát hiện những đám mờ, tình trạng tràn dịch màng phổi, xác định vị trí, kích thước và hình thái phổi bị tổn thương. Tuy nhiên chụp X-Quang có điểm hạn chế là không phân biệt được chính xác bệnh ung thư phổi với một số bệnh khác về phổi.
– Chụp cắt lớp CT : Phương pháp này giúp phát hiện những thay đổi nhỏ nhất của phổi. So với chụp X-Quang, kết quả hình ảnh của phương pháp chụp CT có thể xác định chính xác vị trí, kích thước và đánh giá được mức độ xâm lấn của khối u.
– Siêu âm ổ bụng: Nếu phát hiện ra khối u ở phổi, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm ổ bụng để xác định xem liệu tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác hay chưa.
2.2. Tầm soát ung soát ung thư phổi như thế nào trong phương pháp xét nghiệm máu?
Tầm soát ung thư phổi qua phương pháp lấy mẫu xét nghiệm bao gồm những chỉ số giúp phát hiện sớm bệnh như:
– NSE: Chỉ số này giúp chẩn đoán và đánh giá giai đoạn bệnh. NSE còn được dùng để theo dõi những bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ.
– CEA: Chỉ số giúp phát hiện sớm ung thư.
– CYFRA 21-1: Đây là chỉ số nắm vai trò rất quan trọng góp phần phát hiện ung thư phổi không tế bào nhỏ.
– ProGRP: Chỉ số này giúp phân biệt khối u xem có phải thuộc trong hai loại ung thư phổi là tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ hay không.
2.3. Sinh thiết phổi
Sinh thiết phổi sẽ được thực hiện nếu trong quá trình thăm khám bác sĩ phát hiện ra cơ thể có khối u hoặc nghi ngờ bị mắc ung thư phổi. Trong đó, sinh thiết phổi là phương pháp lấy mẫu mô hoặc tế bào phổi để kiểm tra và phân tích dưới kính hiển vi. Có 2 loại phương pháp sinh thiết phổi là phương pháp kín hoặc phương pháp mở:
– Sinh thiết phổi kín là thực hiện các kỹ thuật qua da hoặc qua khí quản.
– Sinh thiết phổi mở sẽ được thực hiện trong phòng phẫu thuật, sau khi người khám được gây mê.
3. Các phương pháp giúp phòng ngừa ung thư phổi
Bởi tính nguy hiểm của căn bệnh ung thư phổi, chúng ta cần ghi nhớ những phương pháp phòng tránh ung thư phổi như:
– Bỏ thuốc lá: Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Do đó nếu như bạn đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc ngay hôm nay để phòng tránh ung thư phổi
– Tập thể dục: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp cải thiện quá trình hô hấp của phổi, giúp phổi hoạt động tốt hơn.
– Tránh tiếp xúc với phóng xạ hoặc các loại kim loại nặng: Một số công việc trong nhà máy hoặc xí nghiệp có liên quan đến các hóa chất độc hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phổi. Do đó, chúng ta cần hạn chế tiếp xúc với chất độc hại hết mức có thể hoặc có những biện pháp bảo hộ an toàn.
– Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Trong rau xanh và hoa quả chứa rất nhiều các vitamin có lợi cho cơ thể. Những chất này không chỉ giúp phòng tránh ung thư phổi mà còn rất nhiều những căn bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, huyết áp,…
Tầm soát ung thư phổi cũng là một trong những phương pháp giúp phòng tránh ung thư phổi vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, lựa chọn cơ sở y tế có đủ khả năng về kỹ thuật và chuyên môn cũng là một chuyện không hề dễ dàng. Vậy hãy đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để trải nghiệm dịch vụ y tế 5 sao tại nội thành Hà Nội. TCI sở hữu không gian thăm khám rộng rãi, thoải mái, thuận tiện cho khách hàng đi lại. Trang thiết bị y tế hiện đại cùng những bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh, đảm bảo quy trình khám nhanh gọn và chính xác. Khách hàng đến với TCI còn được các cán bộ nhân viên y tế chăm sóc tận tình như người nhà, đem lại một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời tại đây.
Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi sàng lọc ung thư phổi như thế nào để đạt được hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân.