Tầm soát ung thư phổi được thực hiện như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư phổi được xếp vào một trong những dạng ung thư nguy hiểm nhất trên thế giới. Hơn nữa, căn bệnh này cũng rất phổ biến nên tỉ lệ người mắc ung thư phổi tăng dần qua mỗi năm. Tuy là căn bệnh đáng lo ngại nhưng nếu phát hiện sớm thì bạn có thể được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị với hiệu quả rất cao. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa, ngăn cho ung thư phổi tìm đến bằng cách tầm soát ung thư phổi định kỳ hàng năm. Vậy, quá trình thực hiện tầm soát ung thư diễn ra như thế nào? Tìm hiểu ngay tại bài viết này.

1. Vì sao nên tầm soát sớm ung thư phổi

Ung thư phổi xuất hiện là khi các tế bào bình thường ở phổi biến đổi thành tế bào bất thường và không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Được chia thành 2 loại chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ ( chiếm tới khoảng 80%) và ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm khoảng 20 %). Trong đó, ung thư phổi tế bào nhỏ có tốc độ tiến triển nhanh hơn.

Cũng giống như các dạng ung thư khác, ung thư phổi ở giai đoạn đầu không có triệu chứng điển hình. Do đó khó mà nhận biết, hầu hết đều bị nhầm lẫn sang các bệnh lý đường hô hấp thông thường khác. Chỉ tới khi xuất hiện triệu chứng nặng như: ho dai dẳng, ho ra máu, tức ngực, khó thở,…thì mới đi kiểm tra. Lúc này phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn muộn, điều trị không còn có hiệu quả và tiên lượng sống rất thấp.

Vì vậy, chủ động kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư sớm là điều vô cùng cần thiết. Đây là bước dự phòng sức khỏe an toàn và hiệu quả nhất. Tầm soát ung thư phổi mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời:

– Sàng lọc bệnh trong giai đoạn sớm, ngay cả khi chưa có dấu hiệu khởi phát ung thư

– Phát hiện sớm những dấu hiệu tiền ung thư phổi để kịp thời ngăn nguy cơ mắc ung thư

– Việc điều trị trở nên đơn giản, đạt hiệu quả cao

– Giảm thiểu chi phí chữa trị so với lúc bệnh ở giai đoạn muộn

– Tiết kiệm thời gian, công sức

– Ngăn ngừa biến chứng, tiên lượng sống được kéo dài

tầm soát ung thư phổi

Tầm soát ung thư nên được thực hiện hàng năm

2. Các bước trong tầm soát ung thư phổi

2.1. Khám lâm sàng – Bước đầu của tầm soát ung thư phổi

Trước khi thực hiện các phương pháp chuyên sâu để sàng lọc ung thư phổi, bạn sẽ khám lâm sàng trực tiếp với bác sĩ. Ở bước khám này, bác sĩ sẽ:

– Khai thác tiền sử triệu chứng mà bạn gặp phải

– Có thói quen hút thuốc lá hoặc trong nhà có người hút thuốc lá hay không

– Có làm nghề nghiệp trong môi trường độc hại hay không.

– Trong gia đình từng có người thân mắc ung thư phổi hay không.

– Có đang mắc phải bệnh viêm phế quản mãn tính không.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra phổi thông qua dụng cụ y tế chuyên dụng. Nếu nghe thấy âm thanh bất thường, bác sĩ sẽ có căn cứ cho kết luận chẩn đoán cuối cùng.

2.2. Làm xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là danh mục khám không thể thiếu trong quy trình tầm soát ung thư phổi. Có một số chất chỉ điểm khối u trong ung thư phổi điển hình gồm: SCC, CEA, Cyfra 21-1, Pro –GRP, NSE. Nếu kết quả nồng độ của các chất chỉ điểm này vượt quá mức cho phép thì sẽ đóng vai trò tham chiếu định hướng đến ung thư phổi.

xét nghiệm máu tầm soát ung thư

Kết quả xét nghiệm máu giúp tham chiếu định hướng ung thư

Tuy nhiên, không chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm để kết luận bạn có mắc ung thư phổi hay không. Bởi với một số trường hợp, có thể cho ra kết quả sai do nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, cần kết hợp với kết quả khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh khác và sinh thiết (nếu có) để có kết luận chuẩn xác nhất.

2.3. Thực hiện chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ trong việc tầm soát ung thư phổi

Chụp X quang phổi thường quy, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực và chụp cộng hưởng từ là những bước khám trong danh mục chẩn đoán hình ảnh. Ưu điểm của phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát sớm ung thư phổi bao gồm:

– Thu được hình ảnh sắc nét, rõ ràng về khu vực tầm soát.

– Dễ dàng quan sát, phát hiện những tổn thương khối u có kích thước nhỏ dạng nốt đơn độc với kích thước 1cm.

– Đánh giá tình trạng về khu vực tầm soát, nếu có nghi ngờ thì sẽ định hướng chỉ định sinh thiết nếu cần.

chụp X-quang phổi

Hình ảnh chụp X quang giúp bác sĩ có thêm căn cứ chẩn đoán bạn có nguy cơ mắc ung thư hay không

3. Những lưu ý dành cho người lần đầu tầm soát ung thư

Với những người tầm soát ung thư phổi lần đầu, có một số lưu ý sau:

– Nhịn ăn từ 6-8 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu.

– Mặc trang phục thoải mái, không đeo trang sức hoặc các phụ kiện kim loại khi chụp MRI, chụp CT.

– Tìm hiểu trước quy trình, những điều cần chuẩn bị từ bạn bè, người thân – những người đã có kinh nghiệm đi tầm soát sức khỏe.

– Lựa chọn địa chỉ uy tín, tin cậy và được nhiều người lựa chọn.

Trên đây là những danh mục sàng lọc thiết yếu trong quy trình tầm soát ung thư phổi. Có thể thấy, tầm soát sức khỏe là cách xây dựng “lá chắn” bảo vệ bạn khỏi sự tấn công của những nhân tố gây ung thư. Việc làm này cần được thực hiện hàng năm, đặc biệt là với những người có yếu tố nguy cơ mắc ung thư phổi cao.

Hiện tại, Hệ thống Y tế Thu Cúc – TCI là một trong những địa chỉ tin cậy hàng đầu trong việc tầm soát ung thư, trong đó có tầm soát ung thư phổi. Các gói khám tầm soát ung thư của Thu Cúc TCI được xây dựng một cách khoa học, đầy đủ các bước khám nhằm sàng lọc ung thư một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, với đội ngũ bác sĩ giỏi và nhân viên y tế tận tình, người bệnh chắc chắn sẽ có trải thăm khám hài  lòng tại TCI.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital