Thiếu máu não được đánh giá là một trong những hung thủ hàng đầu gây đột quỵ – căn bệnh nguy hiểm này gây tử vong đứng thứ 3 chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Cùng tìm hiểu tại sao thiếu máu não là hung thủ hàng đầu gây đột quỵ? Cách mà chúng ta ứng phó với cơn thiếu máu não như thế nào để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra? Đọc ngay bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao thiếu máu não dễ khiến nhiều người chủ quan?
Rất nhiều người được biết thiếu máu não là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến đột quỵ não. Nhưng lại rất ít người hiểu được tại sao thiếu máu não là nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn đột quỵ và tại sao thiếu máu não nguy hiểm thế mà nhiều người vẫn chủ quan, thờ ơ trước các biểu hiện của thiếu máu não.
Câu trả lời là: Thiếu máu não gồm 2 dạng là thiếu máu não cục bộ và thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Trong đó, thường gặp nhất là thiếu máu não thoáng qua (TIA). Với các biểu hiện ban đầu thường mờ nhạt, thoáng qua và chỉ diễn ra trong khoảng vài phút, vài chục phút rồi biến mất trong vòng 24 giờ. Chính điều này đã khiến nhiều người chủ quan.
Biểu hiện thiếu máu não thoáng qua gồm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đi đứng loạng choạng. Biểu hiện này tăng lên rõ rệt khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột, chuyển từ đứng lên – ngồi xuống. Biểu hiện thiếu máu não thoáng qua ở một số người có thể diễn ra trong khoảng vài phút, vài chục phút hoặc vài giờ (trước 24 giờ) nhưng sau đó sẽ biến mất và không để lại di chứng nào. Chính điều này, đã khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây chỉ là triệu chứng thoáng qua rồi biến mất và không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe. Nhưng sau đó cơn thiếu máu não có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
Rất nhiều người chia sẻ rằng họ đã và đang có các triệu chứng thiếu máu não thoáng qua, nhưng cho là không quan trọng và thường không đi khám.
2. Tại sao thiếu máu não là hung thủ gây đột quỵ?
Mặc dù biểu hiện thiếu máu não chỉ diễn ra rất nhanh rồi biến mất, nhưng nếu không xử trí hiệu quả nguyên nhân gây thiếu máu não vẫn còn đó. Điều này có thể khiến cơn thiếu máu não tái phát bất cứ lúc nào và nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có đột quỵ (tai biến mạch máu não).
Tại sao thiếu máu não có thể dẫn đến đột quỵ? Lý giải điều này là do não của chúng ta là một cơ quan rất quan trọng chỉ huy mọi hoạt động sống trong cơ thể. Não cần phải được cung cấp đầy đủ máu, oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để có thể duy trì hoạt động. Nếu trong khoảng thời gian 10 giây việc tuần hoàn máu lên não không diễn ra các mô não (tế bào thần kinh não bộ) sẽ bắt đầu có những rối loạn và trong khoảng 4 phút nếu não không được cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng thì các tế bào thần kinh sẽ bắt đầu bị phá hủy và không thể phục hồi.
Nguyên nhân khiến máu không được lưu thông lên não chủ yếu là do mạch máu lên não bị tắc nghẽn, do một số nguyên nhân như: xơ vữa động mạch nuôi máu lên não, hẹp động mạch đưa máu lên não thường gặp trong dị dạng mạch máu não, cục máu đông (huyết khối) di chuyển đi theo dòng máu làm tắc mạch máu lên nuôi dưỡng não bộ, huyết áp không ổn định khiến áp lực bơm máu lên não bị suy giảm hoặc do vỡ mạch máu não (xuất huyết não).
Thiếu máu lên não là nguyên nhân hàng đầu gây ra khoảng 10-15% số ca tai biến mạch máu não (đột quỵ). Đột quỵ có hai loại là đột quỵ do tắc mạch (chiếm phần lớn) và đột quỵ do vỡ mạch (chiếm tỷ lệ ít hơn).
Thiếu máu não nếu không được xử trí đúng cách khiến người bệnh đối diện với nhiều mối nguy hiểm như: nhũn não, xuất huyết não, hôn mê, tàn phế, … và có thể dẫn đến tử vọng hoặc tử vong nhanh chóng trong trường hợp xuất huyết não nặng.
3. Cách xử trí thông minh trước cơn thiếu máu não
Khi cơn thiếu máu não đột ngột xuất hiện, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
– Giữ nguyên từ thế bám chắc vào một vật gì đó để tránh bị té ngã, sau đó từ từ di chuyển đến một vị trí yên tĩnh, đảm bảo an toàn để nghỉ ngơi.
– Không nên làm việc gì đặc biệt là việc nặng khi cơ thiếu máu não xuất hiện.
– Không nên tham gia giao thông hoặc làm các công việc nguy hiểm khi cơn thiếu máu não xuất hiện. Nếu đang phải làm việc hoặc tham gia giao thông, bạn cần phải thận trọng và bình tĩnh nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh.
– Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tăng/giảm huyết áp hoặc thuốc tuần hoàn não khi chưa có tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
– Tránh làm người bệnh căng thẳng, lo lắng, nên trấn an người bệnh.
Cơn thiếu máu não thoáng qua thường diễn ra trong một thời gian ngắn, ngay sau đó hãy đưa người bệnh đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp điều trị hiệu quả.
Tuyệt đối không nên chủ quan khi có biểu hiện thiếu máu não, người bệnh cần đi tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ với bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán xem có khả năng đột quỵ từ các bệnh lý liên quan(tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ…) và nếu có thì do nguyên nhân nào, điều trị sao cho hiệu quả.