Menu xem nhanh:
Sỏi thận không nên ăn gì?
Ăn uống khoa học không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, mà còn tăng hiệu quả điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm của sỏi thận. Những thức ăn sỏi thận không được ăn:
Thịt động vật
Ăn ít các loại thịt động vật, có thể ăn cá thay cho thịt, tôm cua có thể ăn vừa phải được. Thịt động vật chứa nhiều protein và có thể khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
Các thực phẩm chứa nhiều oxalate
Khi hạn chế các thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì đồng thời cũng lưu ý một số loại rau quả có thể gây nên sỏi thận như: các loại đậu, bột cám, socola, cà phê, trà đặc, rau bina, rau muống…
Muối và mỡ
Nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.
Tránh ăn cá khô, thịt khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò… vì các thực phẩm này chứa chất purin gây sỏi thận.
Vitamin C
Sử dụng vitamin C liều cao gây ứ đọng và có thể chuyển hóa thành oxalate. Các chuyên gia khuyên những bệnh nhân bị sỏi thận không nên uống quá 500 mg vitamin C mỗi ngày.
Các chất kích thích
Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước, làm tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu…
Từng loại sỏi thận lại cần hạn chế thực phẩm khác nhau
– Sỏi canxi: Không nên dùng các loại nước có hàm lượng canxi cao. Dùng các loại có tác dụng lợi tiểu để đưa sỏi đã hình thành ra ngoài.
– Sỏi oxalate: Không ăn các loại măng tây, đậu cô ve, củ cải đường, rau diếp, đậu bắp, nho, mận, khoai lang và trà. Tránh các loại thức ăn chua hay các viên vitamin C liều cao.
– Sỏi axit uric: Liên quan đến chuyển hóa purin và đôi khi là một biến chứng của bệnh gút. Nên giảm ăn những chất có quá nhiều đạm…
Các thực phẩm tốt cho người bị sỏi thận
Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi thận cần chú ý những điều sau:
Uống nhiều nước
Nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày có thể chia ra uống nhiều lần trong ngày hoặc ăn uống làm sao để để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít một ngày. Khi đi tiểu nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ nước. Nước giúp pha loãng các hóa chất trong sỏi, tránh lắng cặn trong thận hoặc bào mòn sỏi và đẩy ra ngoài.
Ăn điều độ các thực phẩm chứa calci
Trong sữa và phô mai chứa nhiều calci nên mỗi ngày có thể dùng khoảng ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai… Không nên kiêng quá mức những thực phẩm chứa calci vì như vậy sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ calci khiến cơ thể hấp thụ oxalate nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo ra sỏi, hạn chế quá mức thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương.
Ăn nhiều rau tươi, chất xơ
Các chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt, rau, các loại rau xanh đậm… giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
Ăn nhiều trái cây
Ăn nhiều trái cây tươi giúp ngăn ngừa tạo mầm sỏi, đồng thời tăng hòa tan sỏi và các cặn lắng trong đường tiết niệu.
Tuy nhiên để điều trị sỏi thận hiệu quả bạn cần đi khám để có biện pháp điều trị sỏi thận phù hợp đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, có những bài tập thể dục phù hợp sức khỏe.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các loại thực phẩm không nên ăn khi bị sỏi thận.