Menu xem nhanh:
1.Sỏi thận gây đau bụng như thế nào?
Những cơn đau bụng do sỏi thận có thể xảy ra rất dữ dội và dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác, do đó, cần nhận biết sớm những cơn đau sỏi thận để có biện pháp phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra:
Đau lưng
Khi sỏi di chuyển theo dòng nước chảy nước tiểu, nhất là những sỏi có gai nhọn cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu… Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở.
Đau quặn thận
Sỏi thận khiến cho đường tiết niệu bị kích thích dẫn đến tình trạng co thắt, bóp chặt, làm tắc đường tiết niệu khiến nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài, từ đó làm tăng áp lực lên vùng bể thận, dẫn đến những cơn đau quặn thận.
Những cơn đau thường khởi phát từ thắt lưng, hông sau đó lan rộng xuống bụng dưới và khu vực gần cơ quan sinh dục. Khi bị đau quặn thận, bệnh nhân thường mất hết sức lực, nằm ở tư thế nào cũng đau, mặt mũi tái nhợt, mạch nhanh, toát mồ hôi lạnh.
Cơn đau có xu hướng từng đợt có thể kéo dài từ 20-60 phút trước khi lắng xuống cho đợt tiếp theo.
2.Cách xử trí khi có những cơn Đau bụng do sỏi thận
Những cơn đau quặn thận có thể nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm ruột thừa cấp tính, đau quặn gan – mật, viêm loét dạ dày – tá tràng… Vì vậy khi có những cơn đau bụng bạn cần đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân đau và có biện pháp điều trị kịp thời.
Để hạn chế sỏi thận gây đau bụng cần lưu ý những điều sau:
Sử dụng thuốc điều trị
Tùy theo tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, chống có thắt cơ trơn, kháng sinh. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm và không tái phát người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh sỏi ra khỏi cơ thể.
Điều trị sớm các loại sỏi hệ tiết niệu
Bệnh nhân cần điều trị sỏi sớm, với những sỏi có kích thước nhỏ có thể can thiệp bằng ngoại khoa như tán sỏi ngoài cơ thể… để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cần điều trị tích cực để bệnh chóng khỏi.
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
Để tránh các bệnh về sỏi hệ tiết niệu, cần uống đủ nước mỗi ngày, không nên nhịn tiểu, tránh ngồi lâu, ngoài ra cần vận động cơ thể đều đặn hàng ngày tùy theo điều kiện của từng người nhằm giúp cho khí huyết lưu thông, giúp thận bài tiết nước tiểu đều đặn, tránh ứ đọng gây sỏi.
Hạn chế các loại thức ăn giàu oxalate, tránh xa các chất kích thích, giảm lượng muối ăn và bột ngọt… Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên sử dụng đạm thực vật thay vì đạm động vật, tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể.
Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu được sỏi thận gây đau bụng như thế nào và làm sao để giảm những cơn đau từ sỏi thận.