“Tôi đi khám sức khỏe định kỳ thì phát hiện có sỏi thận 5mm, bác sĩ không kê đơn thuốc mà chỉ khuyên tôi nên uống nhiều nước. Nhưng tôi vẫn rất lo lắng về tình trạng sỏi của mình, bác sĩ có thể cho tôi hỏi sỏi thận bao nhiêu là to? Và phải làm sao để hạn chế sự phát triển của sỏi?”
Nguyễn Hoa (Lạng Sơn)
Cảm ơn bạn Hoa đã gửi câu hỏi đến hệ thống y tế của chúng tôi, để giải đáp những thắc mắc về kích thước sỏi thận mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
Sỏi thận bao nhiêu là to?
Các chất khoáng không tan trong nước tiểu đọng lại và tích tụ tạo thành sỏi thận. Các chất này liên kết với nhau hình thành nên các viên sỏi với hình dạng khác nhau.
Tùy vào thời gian, tính chất sỏi và cơ địa từng người mà tạo nên các viên sỏi có kích thước khác nhau, cụ thể:
Sỏi nhỏ
Các viên sỏi có kích thước dưới 5mm được coi là sỏi nhỏ. Kích thước sỏi này cũng không gây nguy hiểm quá nhiều cho người bệnh. Viên sỏi này không quá lớn nên chúng có thể rơi xuống bàng quang và ra ngoài theo đường tiểu. Ở kích thước này sỏi có thể gây ra những cơn đau ở vùng bụng, hông và lan xuống đùi, với kích thước này người bệnh nên uống nhiều nước, có chế độ ăn uống phù hợp hoặc có thể lựa chọn các phương pháp tán sỏi theo yêu cầu của bác sĩ…
Sỏi bình thường
Các viên sỏi có kích thước 5-10mm, các viên sỏi ở kích thước này thường chặn dòng chảy của nước tiểu gây nên các hiện tượng tiểu rắt, tiểu nhiều lần, thậm chí có thể gây ra tình trạng ứ nước dẫn đến các biến chứng nguy hiểm kèm theo, bạn cần có biện pháp để ngăn chặn sự phát triển của sỏi hoặc loại bỏ sỏi…
Sỏi to
Các viên sỏi có kích thước từ 10mm trở lên được coi là sỏi to, ở kích thước này có sỏi có thể gây tắc ống dẫn nước tiểu, viêm bể thận hoặc thậm chí là suy thận… Khi sỏi ở kích thước này bạn cần thực hiện các phương pháp tán sỏi theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Các biện pháp điều trị sỏi thận
Tùy theo kích thước, vị trí của sỏi thận mà bác sĩ có thể tư vấn cho bạn các biện pháp tán sỏi sau:
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ
Phương pháp này hầu như không gây đau đớn, máy tán sỏi sẽ phát ra sóng xung kích để phá bề mặt của sỏi, đập vụn sỏi ra thành những mảng nhỏ sau đó đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu.
Phương pháp này áp dụng với sỏi thận nhỏ hơn 2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và nhỏ hơn 1,5cm.
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser
Đây là phương pháp sử dụng nguồn năng lượng bằng laser để phá vỡ sỏi hoặc khí nén hoặc siêu âm thông qua vết mổ nội soi qua da.
Thường áp dụng với đối với sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn hơn 2cm, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi đài dưới hay sỏi niệu quản 1/3 trên và lớn hơn 1,5cm…
Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser
Đây là kỹ thuật tán sỏi được thực hiện bằng việc đưa ống soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản – bể thận, vào các đài thận và tán vụn sỏi… Kỹ thuật này giúp bảo tồn tối đa chức năng thận.
Kỹ thuật này thực hiện với sỏi thận mọi vị trí, mọi kích thước.
Những lưu ý khi điều trị sỏi thận
Sau khi tán sỏi, người bệnh cần sử dụng các bài thuốc lợi tiểu, hỗ trợ đào thải cặn thận, phục hồi và nâng cao chức năng thận.
Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Không nên làm việc nặng nhọc, thức khuya, hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hay chứa nhiều muối. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe…
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn Hoa có được câu trả lời về câu hỏi sỏi thận bao nhiêu là to? Và các biện pháp điều trị sỏi thận?