Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Lê Tiến Dũng

Bác sĩ Sản phụ khoa

Siêu âm thai là một trong những phương pháp theo dõi thai kỳ quan trọng và phổ biến nhất hiện nay. Đối với nhiều mẹ bầu, đây không chỉ là một quy trình y tế cần thiết mà còn là khoảnh khắc đáng nhớ khi lần đầu tiên được nhìn thấy hình ảnh em bé. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về siêu âm, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này và chuẩn bị tốt nhất cho những lần khám thai sắp tới.

1. Siêu âm thai là gì?

Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thực hiện không xâm lấn, sử dụng sóng âm có tần số cao để tạo ra hình ảnh của thai nhi và các cơ quan sinh sản của người mẹ. Phương pháp này an toàn, không gây đau đớn và được sử dụng rộng rãi trong quá trình theo dõi thai kỳ.

Siêu âm thai là gì?

Siêu âm thai thường được các bác sĩ sử dụng để đánh giá tình trạng thai nhi

Trong khi siêu âm, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị được gọi là đầu dò siêu âm. Đầu dò này phát ra các sóng âm, sau đó thu nhận lại các sóng phản hồi từ các mô và cơ quan trong cơ thể. Máy tính sẽ xử lý các tín hiệu này và tạo ra hình ảnh trên màn hình.

Có hai loại siêu âm chính:

– Siêu âm qua thành bụng: Đây là phương pháp phổ biến nhất, được thực hiện bằng cách di chuyển đầu dò trên bề mặt bụng của mẹ bầu.

– Siêu âm qua đường âm đạo: Phương pháp này sử dụng một đầu dò nhỏ đưa vào âm đạo, thường được áp dụng trong những tuần đầu của thai kỳ hoặc khi cần hình ảnh chi tiết hơn.

2. Thời điểm thực hiện siêu âm và mục đích của siêu âm

Siêu âm thai mang lại nhiều lợi ích quan trọng như xác định tuổi thai, ngày dự sinh, phát hiện sớm dị tật thai nhi hoặc biến chứng thai sản, đánh giá sự phát triển của bào thai, vị trí bánh nhau, nước ối, các vấn đề ở tử cung, buồng trứng của mẹ… Tuy nhiên, người ta thường phân ra các mốc khám thai định kỳ, với từng mục đích chính như sau:

– Tuần 6-8: Siêu âm trong giai đoạn này nhằm xác nhận thai, vị trí thai, số lượng thai, sự xuất hiện của tim thai.

– Tuần 11-13: Đây là thời điểm nên siêu âm 5D nhằm sàng lọc dị tật bẩm sinh, đo độ mờ da gáy và dự kiến ngày dự sinh.

– Tuần 15 – 16: Giai đoạn này, mẹ bắt đầu cảm nhận được những cử động của em bé trong bụng. Siêu âm tuần 16 giúp xác định một số bất thường về não bộ như não úng thủy, giãn não thất.

– Tuần 18-22: Ở tuần thai này, bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết cấu trúc thai nhi như phổi, tim, gan, hệ tiêu hóa, cột sống và tìm ra dị tật (nếu có).

– Tuần 24 – 28: Đây là giai đoạn có thể đánh giá sự phát triển của thai nhi, đồng thời kết hợp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở mẹ, kết hợp với chỉ số siêu âm, lên kế hoạch điều chỉnh dinh dưỡng trong thời gian tiếp theo.

– Tuần 32-36: Giai đoạn này đánh giá được sự phát triển của thai nhi, vị trí thai, lượng nước ối.

Từ sau tuần 36, mẹ bầu nên thăm khám, siêu âm hàng tuần để theo dõi sát các chỉ số, đặc biệt là về nhịp tim thai, chỉ số nước ối… Mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn tinh thần đón bé ngay khi cần thiết.

5. Kinh nghiệm và lưu ý cho buổi siêu âm thai

5.1. Những điều mẹ bầu cần chuẩn bị trước khi siêu âm

Để buổi siêu âm đạt kết quả tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo một số kinh nghiệm sau đây:

Mẹ bầu nên chuẩn bị gì khi đi siêu âm thai?

Mẹ bầu nên chuẩn bị gì khi đi siêu âm thai?

– Chuẩn bị: Nếu siêu âm qua thành bụng, mẹ bầu nên uống đủ nước để làm đầy bàng quang, giúp hình ảnh siêu âm rõ nét hơn. Khi đi, nên chọn quần áo thoải mái, dễ bộc lộ vùng bụng. Đừng quên chuẩn bị những thắc mắc liên quan để bác sĩ giải đáp trong buổi khám.

– Quy trình siêu âm: Mẹ bầu nằm trên bàn khám, vén áo để lộ vùng bụng. Bác sĩ bôi gel siêu âm lên bụng để tăng độ dẫn truyền của sóng âm. Bằng cách di chuyển đầu dò trên bụng, bác sĩ sẽ thu được hình ảnh tốt nhất. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ giải thích các hình ảnh và đo đạc cần thiết. Sau khi hoàn thành, mẹ bầu có thể lau sạch gel và mặc lại quần áo.

– Đọc kết quả: Sau khi siêu âm, bác sĩ sẽ đọc kết quả và tư vấn khám thai cho mẹ bầu. Mẹ cần chú ý đến các chỉ số như số đo của thai như (chiều dài đầu mông, đường kính lưỡng đỉnh, nhịp tim thai, chỉ số nước ối) và một số yếu tố khác như vị trí nhau thai, các đánh giá về cơ quan chính của thai, sự phát triển tổng thể.

Sau khi đánh giá chi tiết kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra một số lời khuyên cần thiết như chế độ dinh dưỡng, các mốc tầm soát dị tật, xét nghiệm máu

5.2. Lưu ý về siêu âm thai

Đây là phương pháp kiểm tra sự phát triển của thai nhi được cho là an toàn đối với mẹ và bé. Mặc dù rất hữu ích nhưng siêu âm cũng có những giới hạn của nó. Bạn không thể phát hiện chính xác 100% mọi vấn đề về sức khỏe thai nhi. Một số tình trạng chỉ có thể phát hiện sau sinh. Vì vậy, mẹ bầu nên siêu âm theo lịch khám thai chuẩn của Bộ y tế.

TCI thực hiện siêu âm 5D tại các mốc quan trọng

TCI thực hiện siêu âm 5D tại các mốc quan trọng, nhằm tầm soát chính xác dị tật thai kỳ

Hiện nay có khá nhiều hình thức siêu âm như 2D, 3D, 4D, 5D. Tại Thu Cúc TCI, các bác sĩ thường kết hợp siêu âm 2D và 5D trong các lần khám thai để theo dõi sát sao tình trạng thai nhi và tầm soát dị tật bẩm sinh (nếu có). Mẹ bầu đăng ký thai sản trọn gói sẽ được khám và siêu âm thai theo các mốc thai kì quan trọng. Mẹ luôn được nhắc lịch khám đầy đủ để không bị “nhớ nhớ, quên quên”

Siêu âm thai là một công cụ quan trọng trong quá trình theo dõi thai kỳ, giúp đánh giá tương đối chính xác sự phát triển của thai nhi. Hiểu rõ về quy trình này sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy tự tin và chuẩn bị tốt hơn cho mỗi lần khám thai. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về bất kỳ lo lắng hoặc thắc mắc nào bạn có về kết quả siêu âm hoặc quá trình mang thai của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital