Sâu răng là quá trình dài từ khi bắt đầu hình thành tổn thương tại răng cho đến khi tổn thương lớn dần và tới một mức độ có thể gây mất răng. Sâu men răng là giai đoạn nhẹ nhất, diễn ra đầu tiên trong quá trình sâu đó. Việc phát hiện ra tình trạng sâu răng từ giai đoạn này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hiệu quả điều trị và bảo tồn răng.
Menu xem nhanh:
1. Sâu răng và các giai đoạn
Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương ở phần mô cứng, dần dần tạo thành lỗ trên bề mặt răng. Tổn thương trên còn được biết đến với cái tên là quá trình hủy khoáng. Tình trạng này gây ra bởi sự tấn công của vi khuẩn có hại có trong khoang miệng do các mẩu vụn thức ăn không được làm sạch.
Trong quá trình phát triển và hoạt động, vi khuẩn sẽ gây ra các mức độ sâu răng khác nhau:
– Cấp độ 1 – Giai đoạn 1: Sâu men răng
Đây là cấp độ sâu nhẹ nhất, là giai đoạn hình thành của tình trạng sâu răng. Hầu hết, ở giai đoạn này sâu răng chưa gây ra ảnh hưởng gì cho người bệnh và khó phát hiện.
– Cấp độ 2 – Giai đoạn 2: Sâu ngà răng
Ở cấp độ này, bề mặt răng đã có sự tổn thương rõ rệt hơn vì vi khuẩn đã vượt qua lớp cứng và tấn công vào cấu trúc mềm của răng.
– Cấp độ 3 – Giai đoạn 3: Sâu tủy răng
Đây là thời điểm những lỗ hổng sâu răng xuất hiện rõ ràng và ngày càng to hơn. Vi khuẩn lúc này sẽ ăn sâu vào bên trong tủy răng và gây đau nhức dữ dội.
– Cấp độ 4 – Giai đoạn 4: Chết tủy, hoại tử tủy răng
Đây là giai đoạn sâu răng trở nên nghiêm trọng nhất. Vi khuẩn tấn công kéo dài khiến tủy răng bị nhiễm trùng dẫn đến chết tủy, nhiễm trùng xương hàm và tạo áp xe chân răng, thậm chí gây mất răng, rụng răng.
2. Sâu men răng là như thế nào?
2.1 Men răng là gì?
Men răng là một lớp cấu trúc rất cứng nằm ngoài cùng của răng và là bộ phận chứa hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể con người. Cùng với ngà răng, cementum (lớp phủ chứa canxi bao vùng chân răng) và tủy răng, men răng là một trong bốn nhóm mô lớn cấu tạo nên răng và có nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi sự bào mòn và các tác nhân khác.
Chất khoáng chính cấu thành men răng là hydroxyapatite – một loại canxi phốt phát kết tinh. Những tinh thể canxi phốt phát này có hình dạng dài mảnh, sắp xếp nằm sát cạnh nhau theo 1 trình tự chính xác. Ngoài ra thành phần muối khoáng chiếm 96%, phần còn lại tạo nên men răng là nước và vật liệu hữu cơ. Lượng lớn chất khoáng có trong thành phần men răng chính là yếu tố làm tăng độ cứng và độ giòn của răng. Vì không chứa các tế bào sống hoặc bất cứ nên men răng nói riêng và răng nói chung, khi bị hư tổn sẽ không có khả năng tự phục hồi.
Độ dày men răng không đồng đều dày nhất ở đỉnh lên đến 2,5 mm và mỏng nhất ở vùng cổ răng.
Men răng có thể bị mòn, mỏng đi hoặc phân hủy do các tác nhân từ môi trường và dễ dẫn đến các vấn đề như răng nhạy cảm, sâu răng. Để bảo vệ được sức khỏe răng và men răng, điều quan trọng là phải chẩn đoán nhanh và thực hiện các bước kịp thời để ngăn chặn tình trạng tiến triển thêm.
2.2 Sâu men răng do đâu
Sâu men răng là giai đoạn đầu tiên và nhẹ nhất của quá trình sâu răng. Cơ chế hình thành và tác nhân trực tiếp gây sâu men răng chính là do vi khuẩn, phần lớn là vi khuẩn Streptococcus Mutans có trong cao răng và mảng bám.
Vi khuẩn, acid, mùn thức ăn trên mặt răng là 3 yếu tố kết hợp với nhau tạo thành màng dính chắc vào răng gọi là mảng bám. Khi mảng bám để lâu dần dần được khoáng hóa bởi các chất khoáng có sẵn trong nước bọt và thức ăn tạo thành cao răng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Chính lượng acid sinh ra trong quá trình hoạt động phân hủy thức ăn của vi khuẩn gây ăn mòn men răng tạo nên tình trạng sâu men răng. Vi khuẩn càng nhiều, răng miệng càng không được vệ sinh kĩ, lượng acid chúng sinh ra càng lớn, nguy cơ sâu răng và tiến triển sâu càng nhanh và nặng nề.
Khi vi khuẩn ăn mòn hết lớp men răng cứng chắc này, răng sẽ mất đi lớp bảo vệ và dễ dàng trở nên sâu nặng hơn và chuyển dần sang các giai đoạn tiếp theo.
Các nguyên nhân làm gia tăng vi khuẩn gây sâu men răng gồm:
– Đánh răng qua loa, vệ sinh răng miệng kém
– Ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn vặt như snack, bánh,…
– Miệng khô, thiếu nước, giảm tiết nước bọt
– Men răng yếu, dễ nứt hoặc bị tụt nướu, tạo điều kiện cho mảng bám dễ dàng hình thành, khó làm sạch
– Trẻ sinh thiếu tháng, men răng chưa phát triển hoàn thiện
– Thiếu hụt flour, canxi,…hoặc bị bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản
2.3 Dấu hiệu khi bị sâu men răng
Sâu răng là một quá trình dài và âm ỉ, dấu hiệu cho thấy sâu răng gần như rất ít và khó phát hiện, nếu thấy đau thường là khi sâu đã nặng. Chính vì vậy ở giai đoạn đầu như sâu men răng, người bệnh gần như rất khó phát hiện bất thường hoặc các dấu hiệu cho thấy quá trình hủy khoáng ở răng đang diễn ra.
– Xuất hiện đốm trắng trên răng: Để có thể phát hiện sâu men răng, người bệnh cần quan sát rất kĩ răng của mình bởi dấu hiệu đầu tiên khi men răng bắt đầu bị tấn công là xuất hiện những đốm trắng trên răng.
– Đốm trắng chuyển sang màu nâu đậm/đen: Lúc này nếu để quá trình sâu răng tiếp tục diễn ra và không có biện pháp làm sạch hay bảo vệ răng, men răng sẽ bị phá vỡ thêm ngày càng nặng nề hơn. Người bệnh sẽ lâu lâu thấy nhức nhẹ khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc đồ ăn cứng.
– Hình thành các lỗ nhỏ trên răng: đây là giai đoạn sâu răng đã tấn công qua lớp men răng và vào đến ngà răng, hình thành nên các lỗ sâu mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ đau nhức hơn và mức độ đau cũng nhiều hơn.
Vì dấu hiệu sâu men răng rất khó nhận ra nên chúng ta cần duy trì thói quen đi khám nha sĩ định kì để được phát hiện sớm và có biện pháp bảo vệ răng thích hợp.
3. Giải pháp cho tình trạng sâu men răng
Không như da, tóc, móng hay xương, men răng lại là bộ phận duy nhất trên cơ thể không có khả năng này. Một khi men răng tổn thương, mài mòn hoặc bị hỏng men răng thì sẽ không thể hồi phục lại nguyên trạng như ban đầu.
Bên cạnh việc người bệnh cần thực hiện tốt việc vệ sinh răng miệng hàng ngày và giảm tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường, người bệnh cũng nên đến Phương pháp điều trị tối ưu lúc này bao gồm:
– Tái khoáng phần men răng bị sâu: Nha sĩ sử dụng các chất như cacium, phosphate, florinê để trám vào răng bị sâu. Phương pháp chỉ áp dụng cho những trường hợp sâu men răng, răng mới chớm sâu. Đây là giải pháp đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng và tức thời để bảo vệ men răng khỏi tổn thương thêm.
– Dùng thuốc điều trị sâu răng: Nha sĩ kê thuốc có tính sát khuẩn để bệnh nhân chấm vào phần men răng bị sâu. Bên cạnh việc chỉ áp dụng cho những răng sâu nhẹ, phương pháp này cũng chỉ được khuyến khích dùng cho răng hàm nhai nằm phía trong vì thuốc có thể gây đổi màu men răng.
Hy vọng những thông tin bài viết cung cấp đã phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn về sâu men răng và những giải pháp điều trị hiệu quả. Để có hàm răng khỏe mạnh và kịp thời điều trị sâu răng ngay từ giai đoạn nhẹ, đi khám nha khoa định kì là sự lựa chọn đúng đắn và cần thiết.