Khoảng 6 tuần sau sinh, sản phụ có khả năng mang thai trở lại. Vì vậy, việc đặt vòng tránh thai được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Đây là một trong những phương pháp ngừa thai hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện. Vậy sản phụ đẻ thường bao lâu thì đặt vòng được? Cần lưu ý những vấn đề gì?
Menu xem nhanh:
1. Đặt vòng sau sinh – phương pháp tránh thai ngoài ý muốn
Vòng tránh thai là một dụng cụ có hình chữ T, đưa vào tử cung của người phụ nữ khi họ không có nhu cầu mang thai trong thời gian tới. Hiện tại, vòng tránh thai được sử dụng phổ biến với hai loại gồm vòng tránh thai đồng và vòng tránh thai nội tiết tố.
Vòng tránh thai đồng có lớp đồng phủ, tác động trực tiếp lên các enzym có tham gia vào quá trình thụ tinh. Các ion đồng được dẫn xuất, làm thay đổi môi trường của tử cung, ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng. Từ đó, hiệu quả tránh thai mang lại là rất cao.
Với vòng tránh thai nội tiết tố, cơ chế hoạt động là làm thay đổi lượng hormone progesterone trong tử cung để ngăn cản quá trình rụng trứng, kích thích quá trình sản sinh dịch nhầy âm đạo, cản trở việc di chuyển của tinh trùng. Lớp niêm mạc ở tử cung cũng mỏng dần và cản trở quá trình thụ thai.
Phương pháp đặt vòng tránh thai có độ an toàn cao, chi phí hợp lý, hiệu quả và nhanh gọn. Đặc biệt, phương pháp này được phần đông phụ nữ ưa chuộng bởi nó có thể tránh thai tới 99% trong khoảng 8 đến 10 năm, không làm ảnh hưởng đến chuyện chăn gối, không ảnh hưởng đến hệ nội tiết, không gây ra những bệnh lý rối loạn.
Tuy nhiên, đặt vòng lại không thể giúp chị em phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, sùi mào gà,… Đồng thời, chị em sử dụng phương pháp này có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khí hư âm đạo ra nhiều hơn.
Tại các cơ sở y tế chuyên khoa có đủ điều kiện thực hiện đặt vòng, bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn, chị em có thể an tâm sử dụng phương pháp tránh thai này. Thời gian thực hiện không quá 5 phút và tiếp đó, chị em sẽ được bác sĩ hỗ trợ tư vấn, đưa ra lời khuyên và những lưu ý cần nhớ sau đặt vòng.
2. Sản phụ đẻ thường bao lâu có thể đặt vòng được? Thời điểm phù hợp nhất để chị em đặt vòng
Sau khi sinh nở, đặc biệt là sinh thường, cơ thể người phụ nữ bắt đầu quá trình tự phục hồi và cân bằng trở lại. Hormone estrogen và progesterone dần giảm bớt. Từ tuần thứ 3 tới tuần thứ 6 sau sinh, nồng độ nội tiết tố lại bắt đầu thay đổi. Sau sinh khoảng 3 tháng, hormone nội tiết tố bắt đầu trở lại trạng thái cân bằng như trước khi mẹ mang thai. Đây cũng là lúc chu kỳ kinh nguyệt ổn định lại.
2.1. Sản phụ đẻ thường bao lâu thì đặt vòng được?
Vì vậy, theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, thời gian lý tưởng để các mẹ đặt vòng tránh thai là từ 2 đến 3 tháng sau sinh, thậm chí có thể lâu hơn. Sản phụ tuyệt đối không đặt vòng quá sớm vì lúc này tử cung đang phục hồi, co bóp để trở lại trạng thái ban đầu. Nếu cổ tử cung còn quá rộng, liên tục co giãn, vòng tránh thai rất dễ bị tụt, ảnh hưởng đến hiệu quả ngừa thai.
2.2. Sản phụ đẻ thường bao lâu thì đặt vòng được? Bật mí thời điểm phù hợp nhất để chị em đặt vòng
Ngoài ra, chị em có thể thực hiện đặt vòng vào ngày thứ 3, thứ 4 của kỳ kinh. Lúc này, cổ tử cung mở rộng, vòng tránh thai có thể được đưa vào dễ dàng hơn.
Đặt vòng tránh thai vào thời điểm này vừa giúp đảm bảo được kích thước của vòng phù hợp với bản thân bạn, vừa giúp hạn chế được những tổn thương trong quá trình thực hiện.
3. Một số lưu ý chị em cần nhớ khi đặt vòng sau đẻ thường
Việc đặt vòng tránh thai tuy an toàn, hiệu quả nhưng vẫn cần chú ý một số điều khi đặt vòng sau sinh nở, nhất là sau sinh thường.
– Sau 3 tháng đầu kể từ thời điểm sinh, nếu sản phụ có kinh nguyệt trở lại thì có thể thực hiện đặt vòng sau khi hết hành kinh.
– Sau sinh, chị em được tiêm progesterone trong vòng 3 ngày liên tục. Từ 3 đến 7 ngày sau khi ngừng xuất huyết, bạn có thể tiến hành đặt vòng. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý không thực hiện sau khi đã qua 7 ngày.
– Sau đặt vòng, chị em nên tuân thủ việc khám phụ khoa định kỳ từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Ở những năm tiếp theo, chị em nên khám phụ khoa mỗi năm một lần để kiểm tra lại vị trí đặt vòng, tình trạng sức khỏe.
– Không để vòng tránh thai quá hạn sử dụng trong cơ thể. Chị em nên chú ý thời gian đặt vòng để tiến hành thay mới.
– Cần thực hiện khám, kiểm tra trước đặt vòng và lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa có đầy đủ điều kiện, tiến hành đặt vòng an toàn, cho hiệu quả tốt.
4. Những đối tượng nào nên chú ý hoặc không nên áp dụng đặt vòng?
Hầu hết phụ nữ không có nhu cầu sinh nở, sản phụ sau sinh muốn tránh mang thai ngoài ý muốn đều có thể thực hiện đặt vòng. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây cần được thăm khám cẩn thận hoặc có thể không nên sử dụng phương pháp đặt vòng:
– Phụ nữ bị viêm nhiễm vòi trứng hoặc từng có tiền sử viêm vòi trứng.
– Phụ nữ có các vấn đề bệnh lý, dị ứng tại cổ tử cung.
– Phụ nữ mắc các bệnh về máu như thiếu máu, rối loạn đông máu,…
– Phụ nữ có khối u, u nang, u xơ, polyp hoặc thậm chí tế bào ung thư.
– Phụ nữ bị sa sinh dục sau sinh, viêm nội mạc tử cung.
Bởi vậy, việc thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa trước khi đặt vòng là rất quan trọng. Ngoài việc xem xét bạn có thể thực hiện đặt vòng tránh thai được không, các bác sĩ còn có thể dễ dàng đưa ra chỉ định về loại vòng phù hợp với nhu cầu sử dụng và tình trạng sức khỏe của bạn.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn chị em đã hiểu hơn về phương pháp đặt vòng và những điều cần lưu ý khi thực hiện đặt vòng sau sinh đẻ, đẻ thường. Để tránh những biến chứng khó lường khi thực hiện thủ thuật, đồng thời đảm bảo hiệu quả và tính an toàn của phương pháp này, chị em cần nhớ kỹ phải lựa chọn và thực hiện đặt vòng tại những cơ sở y tế có uy tín, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiệt tình, tận tâm. Có như vậy, trong và sau quá trình đặt vòng tránh thai, các mẹ mới có thể thực sự yên tâm.