Mỗi tháng, cơ thể chị em phóng thích trứng vào thời điểm giữa chu kỳ kinh. Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh là băn khoăn của nhiều chị em, vì thông tin này có ý nghĩa quan trọng trong giúp chị em lựa chọn thời điểm quan hệ, thụ thai, sắp xếp lịch cho công việc, sinh hoạt… tốt nhất.
Menu xem nhanh:
1. Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh?
Chu kỳ kinh nguyệt của chị em thường kéo dài từ 28 – 32 ngày tùy cơ địa từng người. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tháng trước đến trước 1 ngày của ngày bắt đầu kỳ kinh tháng sau. Trứng thường rụng vào thời điểm giữa chu kỳ kinh được tính theo công thức: lấy chiều dài của chu kỳ kinh – 14. Nếu thời điểm rụng trứng này, mà không xảy ra hiện tượng thụ tinh, lượng progesterone giảm, nội mạc tử cung bao phủ bề mặt tử cung để chuẩn bị cho quá trình làm tổ sẽ được giải phóng, gây hiện tượng chảy máu kinh và hoàn thành 1 chu kỳ kinh. Và ngày có kinh sẽ sau ngày rụng trứng khoảng 14 ngày, như vậy, dựa theo cách này ta có thể tính được ngày rụng trứng để tránh thai an toàn, ngày có kinh để chuẩn bị kịp thời băng vệ sinh, chuẩn bị kế hoạch sinh hoạt và công việc phù hợp.
2. Tính ngày quan hệ an toàn
Trứng sau khi rụng chỉ sống được trong khoảng 12- 24 giờ, tinh trùng chỉ tồn tại trong tử cung lâu nhất là 3 ngày. Dựa trên nguyên lý này, bạn nữ có thể tính được ngày quan hệ an toàn. Trước ngày rụng trứng khoảng 3 ngày và sau ngày rụng trứng 3 ngày được cho là thời điểm dễ thụ thai. Với những chị em muốn có thai thì nên tận dụng thời điểm này để tăng cơ hội thụ thai. Với những chị em chưa có kế hoạch mang thai, cần đặc biệt chú ý dùng biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ vào thời điểm này.
Với những ngày khác, lúc quan hệ cũng rất cần dùng biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn, vì có những trường hợp, do sự thay đổi hormone của cơ thể, trứng có thể rụng sớm hơn hoặc muộn hơn so với bình thường.
3. Không thấy kinh nguyệt xuất hiện có phải là mang thai?
Khi đã đến ngày bắt đầu kỳ kinh như bình thường hàng tháng, nhưng vẫn chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện thì lúc này bạn nữ cần lưu ý. Mang thai là một trong những nguyên nhân khiến kinh nguyệt biến mất.
Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Stress, căng thẳng, thay đổi sinh hoạt, môi trường, gặp các vấn đề sức khỏe, mắc bệnh phụ khoa… cũng có thể dẫn đến chậm kinh. Bạn nữ có thể dùng que thử thai, kiểm tra tình trạng âm tính hay dương tính, hoặc đến cơ sở y tế để được xét nghiệm cho kết quả chính xác. Nếu không mang thai mà bị chậm kinh nhiều ngày cần đi khám để bác sĩ tìm nguyên nhân và có cách xử trí thích hợp.