Áp lực công việc, cuộc sống, sức khỏe,… là những nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu có chữa được không là vấn đề nhiều người băn khoăn cần được giải đáp cụ thể.
Menu xem nhanh:
1. Biểu hiện chứng rối loạn lo âu
Số liệu nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, trong suốt cuộc đời tỉ lệ người trưởng thành mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa là 5,7%, với các biểu hiện rất đa dạng, phong phú. Các triệu chứng đặc trưng trong giai đoạn toàn phát là căng thẳng về tâm thần như: lo lắng, căng thẳng, sợ hãi vô cớ, bồn chồn, căng cơ, tim đập nhanh, run, đau đầu, khó thư giãn, vã mồ hôi, đi tiểu nhiều lần…
2. Rối loạn lo âu gây ảnh hưởng gì?
2.1. Ảnh hưởng tới tim mạch
Quá lo lắng kích thích cơ thể tăng sản xuất ra hormon gây stress, chúng tác động lên hệ tim mạch gây cản trở hoạt động bình thường của tim.
2.2. Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn lo âu làm người bệnh thường xuyên phải trằn trọc suốt đêm gây mất ngủ, ngủ không đủ giấc, tỉnh giấc giữa đêm.
2.3. Tăng mức độ nguy hiểm của các bệnh mạn tính
Bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp, suy giáp, cường giáp, tránh suy nghĩ, lo âu quá nhiều. Nếu không mau mắc chứng rối loạn lo âu, thì các bệnh mạn tính cũng có khả năng nặng hơn khó chữa trị.
2.4. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn lo âu có thể làm tăng tình trạng đau dạ dày bởi căng thẳng, lo âu, vùng dưới đồi sẽ kích thích tuyến vỏ thượng thận tiết ra hormon cortisol, hormon này tăng cao kích hoạt sự co thắt dạ dày làm tăng dịch vị.
2.5. Đau nhức toàn thân
Rối loạn lo âu có thể khiến người bệnh đối mặt với tình trạng đau vai, mỏi hàm, đau nhức toàn thân thường xuyên.
3. Rối loạn lo âu có chữa được không?
Về việc điều trị rối loạn lo âu, bệnh có thể chữa khỏi được và có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp kết hợp, đồng thời phụ thuộc nhiều vào khả năng cải thiện và điều chỉnh tâm trạng của mình. Các phương pháp được áp dụng phổ biến để chữa bệnh rối loạn lo âu hiện nay như sau:
– Sử dụng thuốc an thần có tác dụng làm giảm lo âu nhưng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần chú ý tới một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc như bị chóng mặt, rối loạn trí nhớ, mất tập trung…
– Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gặp nhiều tác dụng phụ.
– Liệu pháp tâm lý: điều chỉnh tâm lý, tạo tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng lo lắng, chống stress,… rất quan trọng và cần thực hiện trong điều trị bệnh rối loạn lo âu hiệu quả.
– Thay đổi thói quen sống: bạn cần tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, từ bỏ uống rượu bia, hạn chế uống các chất kích thích như nước trà đặc, cà phê; thuốc lá, thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Khi có dấu hiệu rối loạn lo âu người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.