Tán sỏi ngoài cơ thể là một trong 4 phương pháp tán sỏi công nghệ cao giúp điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả và an toàn bậc nhất nhất hiện nay. Rất nhiều bệnh nhân điều trị sỏi tiết niệu được chỉ định thực hiện phương pháp tán sỏi này, vậy quy trình tán sỏi ngoài cơ thể diễn ra như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng xung kích từ ngoài cơ thể tập trung vào một tiêu điểm với một áp lực cao làm vỡ hoặc làm vụn sỏi thành mảnh nhỏ. Trong vòng thời gian 7-15 ngày, các mảnh sỏi sẽ tự thoát ra qua niệu quản, xuống bàng quang và xuôi theo đường tiểu ra ngoài.
Những trường hợp được chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể bao gồm:
– Sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 1,5 cm.
– Sỏi niệu quản 1/3 trên và nhỏ hơn 1,5cm.
– Sỏi dưới vị trí hẹp niệu quản, vị trí sa lồi niệu quản hoặc sỏi tại polyp.
Bên cạnh đó, có trường hợp bệnh nhân không thể tán sỏi ngoài cơ thể bao gồm:
– Bệnh nhân nam giới có niệu đạo hẹp.
– Bệnh nhân bị hẹp niệu quản ở đoạn phía dưới sỏi.
– Mắc chứng rối loạn đông máu.
– Bệnh nhân đang bị nhiễm trùng đường niệu.
2. Quy trình tán sỏi ngoài cơ thể
Trước quá trình bệnh nhân tán sỏi ngoài cơ thể
Trước khi bác sĩ tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể cho bệnh nhân, người bệnh sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu và thực hiện một số xét nghiệm nhất định, đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi:
– Xét nghiệm nước tiểu
– Siêu âm ổ bụng tổng quát
– Chụp X quang hệ tiết niệu, UIV, tim phổi
– Trường hợp người bệnh trên 50 tuổi: làm thêm điện tâm đồ; nếu trên 60 tuổi: siêu âm tim.
Đồng thời, người bệnh cũng cần ghi nhớ 2 lưu ý quan trọng sau:
– 6 giờ trước phẫu thuật, bệnh nhân nhịn ăn uống.
– Sử dụng kháng sinh dự phòng trước khi phẫu thuật nếu có chỉ định của bác sĩ.
Tùy vào cơ địa và phát sinh trong quá trình tán sỏi, người bệnh sẽ được giảm đau hoặc tiền mê. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đi cùng người thân để được hỗ trợ di chuyển về nhà sau khi tán sỏi.
Với phương pháp này, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm bởi đây là phương pháp ngoại khoa nhẹ nhàng, không xâm lấn, ít đau và nhanh chóng(thông thường chỉ thực hiện trong khoảng từ 45 phút đến 1 giờ). Đồng thời, nhờ không mổ mở nên người bệnh hạn chế được các biến chứng sau tán sỏi, không phải nằm viện, từ đó rút ngắn thời gian và chi phí điều trị. Đặc biệt, tán sỏi ngoài cơ thể dùng sóng từ, ít gây tổn hại đến thận và các bộ phận khác mà vẫn sạch sỏi hoàn toàn.
Trong quy trình bệnh nhân tán sỏi ngoài cơ thể
Khi mọi điều kiện đã thuận lợi, bệnh nhân sẽ được tiến hành quy trình tán sỏi ngoài cơ thể với các bác sĩ chuyên khoa, cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Bệnh nhân được thay đồ bệnh viện đưa vào phòng tán sỏi và sẽ được hướng dẫn nằm ngửa với tư thế thoải mái nhất, phần lưng nơi có sỏi sát với phần sóng xung kích. Bệnh nhân cần lưu ý hít sâu, thở đều để tránh viên sỏi di chuyển theo nhịp thở.
Bước 2: Bác sĩ sẽ bôi một lớp gel siêu âm lên khu vực có sỏi sau đó thực hiện định vị sỏi bằng X-quang, phát sóng xung kích ở máy tán sỏi thực hiện tán vỡ sỏi ở vị trí được hướng dẫn. Ở giai đoạn này, sóng xung kích năng lượng cao sẽ đi qua cơ thể cho đến khi tiếp cận được với sỏi, sau đó phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ để chúng trôi theo đường tiểu ra ngoài.
Bước 3: Sau khi tán sỏi, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn và thường sẽ ngồi dậy được ngay. Sau 30 phút theo dõi tại bệnh viện, khi tình trạng của người bệnh ổn định, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hẹn bệnh nhân lịch tái khám. Lúc này, bệnh nhân đã có thể xuất viện.
Toàn bộ quá trình tán sỏi này chỉ diễn ra trong 30 – 45 phút, chỉ mất nửa buổi bệnh nhân đến bệnh viện và có thể về nhà ngay sau tán sỏi. Nhờ thời gian thực hiện nhanh chóng, bệnh nhân cũng không cần phải nằm viện, tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Bên cạnh đó, việc không tác động phẫu thuật đến cơ thể bệnh nhân, người bệnh sẽ bảo vệ được chức năng của các bộ phận trên cơ thể, hạn chế tối đa các biến chứng.
Sau quy trình bệnh nhân tán sỏi ngoài cơ thể
Sau tán sỏi, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như: đau phần hông lưng, đau mạn sườn bên tán sỏi; khó đi tiểu và đi tiểu có lẫn máu trong khoảng 72 giờ đầu vì mảnh sỏi đc bài xuất ra theo đường tiểu. Đây là những biểu hiện hoàn toàn bình thường sau khi tán sỏi, bệnh nhân không cần lo lắng khi gặp phải những tình trạng này.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể xuất hiện bầm tím tại vị trí tán sỏi, vết bầm tím này sẽ mờ dần và hết hẳn một thời gian sau tán sỏi. Một vài trường hợp, bệnh nhân sẽ bị sốt do vi khuẩn tại viên sỏi được giải phóng ra ngoài. Nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau quặn thận hoặc các biểu hiện bất thường khác, cần báo ngay cho cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Đặc biệt, để hồi phục nhanh, sức khỏe sớm ổn định sau quy trình tán sỏi ngoài cơ thể, bệnh nhân cần thực hiện và duy trì một số thói quen như:
– Uống nhiều nước mỗi ngày, duy trì ít nhất 1,5 lít – 2 lít/ ngày để tăng cường đào thải các mảnh sỏi ra ngoài.
– Không sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia
– Uống thuốc theo đúng liệu trình đã được bác sĩ kê đơn.
– Không nhịn tiểu
– Tăng cường ăn trái cây tươi, rau củ quả, hạn chế thức ăn chứa nhiều canxi, oxalat(dâu tây, socola, các loại thịt đỏ, nước chè,…).
– Hạn chế ăn mặn để tránh nạp nhiều natri vào cơ thể tạo sỏi.
– Tái khám theo chỉ định của bác sĩ
Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp công nghệ cao an toàn, hiệu quả, không xâm lấn và nhanh hồi phục bậc nhất hiện nay. Để thực hiện tán sỏi thành công nhất, chuẩn hóa theo quy trình, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện tán sỏi. Đồng thời, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, mọi người nên đến ngay các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và tiến hành điều trị sớm nhất có thể.