Nhổ răng khôn là một trong những phương pháp hiệu quả giải quyết triệt để tình trạng răng khôn và tránh được những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy quy trình nhổ răng khôn đúng chuẩn được diễn ra như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Tại sao phải nhổ răng khôn?
Răng khôn (răng số 8, răng hàm số 3) là một loại răng thuộc bộ răng hàm, mọc lên khi các răng vĩnh viễn khác đã mọc đủ trên cung hàm. Chính vì vậy, loại răng này không mọc theo hình dạng bình thường mà thường mọc lệch, xiên ngang, kẹt trong xương hàm…Không những không mang lại tác dụng gì cho cung hàm, răng khôn mà gây ra nhiều tác hại như:
– Giắt thức ăn vào khe giữa của răng khôn và những răng bên cạnh, gây nên tình trạng sâu răng, viêm nha chu và khiến cho hàm bị lở loét.
– Các răng bị xô lệch, tiêu xương và dẫn đến cấu trúc răng bị ảnh hưởng và hàm răng bị mất thẩm mỹ.
– Có khả năng dẫn đến viêm lợi trùm răng khôn, nhiễm trùng lợi và bị viêm tấy quanh răng.
– Dễ bị biến chứng thành viêm mô tế bào, gây đau nhức, sưng tấy và có thể bị cứng hàm hoàn toàn.
– Dễ có nguy cơ bị u nguyên bào men – bệnh lý phải điều trị bằng cách cắt đoạn xương hàm.
– Gây ra nhiều bệnh lý toàn thân nguy hiểm như tim mạch, bệnh về máu, đái tháo đường…
2. Các phương pháp nhổ răng khôn
2.1 Nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ đơn giản như dao rạch, kìm và bẩy để đưa răng khôn ra ngoài. Chính vì vậy, chi phí thực hiện sẽ không cao tuy nhiên có thể gây chảy máu, đau đớn hay biến chứng nếu tay nghề của bác sĩ không cao, các thiết bị dụng cụ không được sát khuẩn đúng cách và khoang miệng người bệnh không được vệ sinh sạch sẽ đúng chuẩn. Vì vậy, hãy lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
2.2 Nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome
Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để nhẹ nhàng tác động vào nướu và đưa răng khôn ra ngoài. Công nghệ Piezotome ghi điểm với nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Không gây đau nhức.
– Được chứng nhận an toàn và không gây ra biến chứng.
– Chỉ nhổ trong khoảng 10 – 15 phút, người bệnh không phải há miệng lâu.
– Vết thương nhanh lành và người bệnh nhanh chóng quay trở lại với công việc.
– Có thể thực hiện nhổ nhiều răng cùng lúc và không gây ra biến chứng.
3. Quy trình nhổ răng khôn diễn ra như thế nào?
3.1 Nha sĩ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng
Đây là bước quan trọng cần được thực hiện kỹ lưỡng để xem người bệnh có bệnh lý gì cần điều trị dứt điểm trước để không ảnh hưởng đến việc nhổ răng khôn không. Bên cạnh đó, nha sĩ cũng xác định sơ bộ được tình trạng răng khôn của người bệnh.
3.2 Chụp X-quang
Tiếp theo, để có hình ảnh của cấu trúc răng khôn và có thông tin chính xác có nhổ răng khôn hay không, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện chụp X-quang. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tư vấn phương pháp nhổ răng khôn phù hợp với nhu cầu của bản thân.
3.3 Vệ sinh khoang miệng + tiêm tê
Bệnh nhân được vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng sau đó được tiêm tê trước khoảng 20 phút để đảm bảo thuốc tê có tác dụng trong suốt quá trình thực hiện.
3.4 Nhổ răng khôn
– Với phương pháp truyền thống, bác sĩ sẽ dùng dao rạch để mở nướu, sau đó dùng kìm và bẩy để đưa răng khôn ra hỏi hàm. Cuối cùng, vết mổ được khâu lại và khoang miệng được vệ sinh sạch sẽ.
– Với phương pháp sóng siêu âm Piezotome, mũi khoan mỏng chỉ khoảng 0.2 – 0.5 mm nhẹ nhàng tác động vào nướu, làm đứt dây chằng chân răng và đưa răng khôn ra. Cuối cùng, sóng siêu âm sẽ khóa mạch máu lại nhanh chóng và hạn chế được tối đa khả năng sưng viêm.
3.5 Kê đơn thuốc và hẹn lịch tái khám
Cuối cùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để đẩy nhanh quá trình hồi phục của người bệnh và bệnh nhân được dặn dò kỹ lưỡng chế độ ăn uống và chế độ chăm sóc ở nhà để vết thương mau lành.
Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về “quy trình nhổ răng khôn”. Để nhổ răng khôn an toàn và không có biến chứng, hãy chọn lựa các cơ sở nha khoa uy tín nhé.