Răng khểnh thường được coi là một nét duyên riêng của người con gái, giúp cho nụ cười có nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên, có những trường hợp răng khểnh mọc ở những vị trí không đẹp, khiến bạn cảm thấy mất tự tin. Một trong những phương pháp phổ biến để điều trị tình trạng này là đắp răng khểnh.
Menu xem nhanh:
1. Răng khểnh là răng gì?
Răng khểnh là răng số 3 mọc lệch, chếch về phía trước so với các răng khác ở cung hàm. Chính vì có vị trí bất thường nên chức năng của loại răng này không được đảm bảo, sai khớp cắn và có thể gây nên các bệnh lý về răng khi thức ăn giắt giữa khe hở của răng khểnh và các răng khác.
2. Đắp răng khểnh là như thế nào?
Đắp răng khểnh là một trong những phương pháp thẩm mỹ răng bằng vật liệu nhân tạo, giúp khắc phục được nhược điểm răng mọc chếch, đưa răng về vị trí bình thường cũng như khắc phục chức năng bị ảnh hưởng của loại răng này. Vật liệu được đánh giá hàn trám hiệu quả, thường được sử dụng để đắp răng là Composite với ưu điểm cứng chắc khi hóa cứng.
3. Ưu điểm của phương pháp đắp răng bằng Composite
– Có màu sắc tự nhiên như răng thật: Chất liệu composite được sản xuất có màu sắc tương đồng như men răng và giúp bạn có một nụ cười tự nhiên và rạng rỡ.
– Chi phí hợp lý: Composite có giá thành thấp hơn răng sứ, trụ implant và thao tác cũng đơn giản hơn nên chi phí đắp răng thấp hơn nhiều. Chính vì vậy, phương pháp này được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn và sử dụng phổ biến hiện nay.
– Thời gian thực hiện nhanh: Một ca đắp răng chỉ kéo dài khoảng 30 phút, hoàn toàn không có hại gì cho răng miệng hay ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi đắp.
– Bảo tồn tối đa răng thật: Việc đắp răng hoàn toàn không xâm lấn đến răng thật nên răng thật được bảo tồn tối đa. Bên cạnh đó, composite là chất liệu lành tính nên không gây hại gì đến sức khỏe răng miệng của bạn.
– Không ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh hay ăn nhai: Theo các bác sĩ, sau khi đắp răng xong, việc vệ sinh hay ăn nhai của người dùng sẽ không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý không tác động lực quá mạnh gây ảnh hưởng đến răng.
– Có thể tháo ra khi có nhu cầu: Do không xâm lấn đến răng thật nên bất cứ khi nào bạn có nhu cầu tháo miếng đắp composite thì có thể đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ tiến hành.
4. Quy trình đắp răng khểnh
4.1 Thăm khám tổng quát
Bác sĩ tiến hành thăm khám răng miệng của bệnh nhân, kiểm tra mức độ răng khểnh xem bạn có thuộc đối tượng phù hợp để thực hiện không. Nếu phát hiện có bệnh lý răng miệng, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị trước khi thực hiện thẩm mỹ răng. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được tư vấn kỹ lưỡng phương pháp đắp răng.
4.2 Vệ sinh khoang miệng
Tại các cơ sở nha khoa uy tín, bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, đặc biệt là khu vực đắp răng bằng các dụng cụ và dung dịch chuyên dụng.
4.3 Đắp răng
Bác sĩ tiến hành đắp từng lớp composite lên bề mặt răng, tạo hình tỉ mỉ và chính xác sao cho răng khểnh có độ chếch tương xứng với các răng khác trên cung hàm, không gây khó chịu hay cộm cấn cho người dùng. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ dặn dò kỹ lưỡng cách chăm sóc răng tại nhà.
5. Lưu ý sau khi đắp răng khểnh
– Tránh những tác động mạnh lên khu vực đắp răng như:
+ Ăn những thực phẩm cứng, giòn dễ gây tổn thương răng.
+ Dùng răng mở chai, nhai đá….
– Hạn chế ăn uống những thực phẩm đậm màu như trà, cà phê, nước có ga.
– Không hút thuốc lá.
– Khám răng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín.
– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và không tác động lực mạnh lên răng.
– Sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch răng miệng toàn diện.
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã mang đến những thông tin hữu ích về phương pháp đắp răng khểnh. Cần lưu ý, phương pháp này có tính thẩm mỹ cao và không hại đến sức khỏe răng miệng vì vậy bạn nên chọn thực hiện ở các cơ sở nha khoa uy tín nơi có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và hệ thống trang thiết bị hiện đại.