Viêm Amidan được đánh giá là một bệnh lý tai mũi họng thường gặp. Nếu bệnh tái phát nhiều lần và gây biến chứng, bệnh nhân thường được chỉ định cắt Amidan. Vậy quy trình cắt Amidan chuẩn được thực hiện như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Amidan là gì?
Amidan là một tế bào lympo giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan hoạt động mạnh nhất trong giai đoạn 4 – 10 tuổi, nhưng khi đến tuổi dậy thì thì mức độ miễn dịch sẽ giảm đi đáng kể. Khi hàng loạt vi khuẩn xâm nhập vào trong nhưng Amidan không phản ứng kịp thì hiện tượng viêm Amidan xảy ra. Lúc này không những không giúp bảo vệ cơ thể, Amidan còn trở thành ổ viêm để vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh.
2. Những biến chứng viêm Amidan
Nếu bị viêm Amidan nhưng chủ quan không điều trị, một số biến chứng sau có thể xảy ra:
– Áp xe quanh Amidan: Nếu viêm Amidan tái phát nhiều lần trong năm thì sẽ dẫn đến hiện tượng áp-xe quanh amidan. Bệnh nhân sẽ gặp các tình trạng như đau họng, sưng họng, khó nói, đau đầu, hơi thở có mùi, nuốt vướng….
– Bệnh nhân có thể bị nổi hạch, nổi ban, nhức đầu, ói mửa, nhịp tim đâp nhanh…Có những trường hợp có thể gặp biến chứng viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, biến chứng viêm tai giữa….
– Viêm khớp cấp: Khi bị bệnh nhân gặp biến chứng này, bệnh nhân sẽ bị sưng, nóng, đỏ các khớp cổ tay, ngón tay, ngón chân, mệt mỏi, uể oải. Sau khi biến chứng viêm khớp xảy ra sẽ dẫn đến bệnh lý màng tim.
– Viêm cầu thận: Khi bị viêm Amidan thì có khả năng sẽ bị biến chứng thành viêm cầu thận. Bệnh nhân sẽ bị một số hiện tượng như phù chân, phù mặt nhất là khi mới ngủ dậy.
– Rối loạn nhịp thở: Biến chứng từ Amidan phì đại có thể khiến cho nhịp thở của bệnh nhân bị rối loạn. Nếu có thêm triệu chứng viêm VA thì bệnh nhân sẽ có thể bị ngủ ngáy, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn đến thiếu oxy ngạt thở, ngủ không được yên giấc.
3. Trường hợp nào cần phẫu thuật cắt Amidan?
Không phải lúc nào viêm Amidan cũng cần cắt. Rất nhiều trường hợp viêm nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc. Chỉ khi bác sĩ thấy Amidan hoàn toàn không có lợi ích gì thì mới được chỉ định nhổ bỏ. Các trường hợp được chỉ định cắt Amidan có thể kể đến như:
– Bị viêm Amidan nhiều cấp, tái phát 5 – 6 lần/năm.
– Người bệnh do viêm Amidan mà gặp những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ.
– Amidan quá phát có kích thước to, gây cản trở ăn uống, khiến cho bệnh nhân ngủ ngáy hay nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần.
– Amidan chứa nhiều ngóc ngách, chứa chất tiết gây hôi miệng khiến lúc nuốt khó khăn hoặc nghi ngờ là ác tính.
4. Quy trình cắt Amidan được diễn ra như thế nào?
4.1 Thăm khám tổng quát
Bước đầu tiên trong quy trình cắt Amidan, người bệnh sẽ được thăm khám để đánh giá mức độ của viêm Amidan và xem người bệnh có thuộc đối tượng cần chỉ định cắt Amidan không. Trường hợp viêm nặng, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc để điều trị đến khi viêm ổn định mới quay lại để tiến hành cắt Amidan.
4.2 Thăm khám cận lâm sàng
Ở bước tiếp theo, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện thăm khám cận lâm sàng bằng việc thực hiện các xét nghiệm và chụp X-quang. Các xét nghiệm thường được thực hiện phải kể đến như xét nghiệm huyết học, miễn dịch, mô bệnh học, sinh hoá máu, sinh hoá nước tiểu. Với những thông tin thu được từ việc thăm khám, bác sĩ sẽ xem bệnh nhân có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật hay không.
4.3 Gây mê
Bệnh nhân được đưa vào phòng mổ để thực hiện cắt Amidan. Tại các cơ sở y tế uy tín, việc cắt Amidan sẽ được thực hiện trong phòng mổ vô khuẩn một chiều, với các dụng cụ y tế được tiệt trùng sạch sẽ và oxy tươi được bơm vào phòng mổ liên tục. Để bệnh nhân không cảm thấy đau hay khó chịu, bác sĩ sẽ thực hiện gây mê nội khí quản. Phương pháp này được đánh giá cao vì có thể duy trì được sự thông thoáng cho hô hấp, hút khí quản được dễ dàng cũng như kiểm soát tốt được hô hấp trong suốt quá trình phẫu thuật.
4.4 Cắt Amidan
Phương pháp cắt Amidan được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Plasma Plus với nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Dao plasma được sử dụng có thiết diện rất mỏng, hàn gắn được mạch máu chỉ dưới khoảng 1mm.
– Sử dụng một lượng nhiệt tương đối thấp (chỉ khoảng 65 – 70 độ C, trong khi các phương pháp khác sử dụng nhiệt lượng lên đến 200 độ C).
– Bệnh nhân sẽ được ra viện trong vòng 24h và có thể ổn định cơ thể, trở lại với công việc sớm.
4.5 Hậu phẫu
Sau khoảng 30 phút thì quy trình cắt Amidan đươc hoàn tất. Bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng hậu phẫu để theo dõi trong vòng 24h. Nếu có bất thường hay biến chứng gì, bác sĩ có thể kịp thời xử lý. Cuối cùng, khi sức khoẻ bệnh nhân được đánh giá đã ổn định, bác sĩ sẽ dặn dò kỹ lưỡng chế độ chăm sóc, chế độ ăn uống ở nhà và kê thêm một số loại thuốc giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi vết mổ.
Mong rằng bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về “quy trình cắt Amidan“. Cần lưu ý, cắt Amidan không phải là một phẫu thuật quá phức tạp, tuy nhiên để hạn chế tối đa biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ, hãy lựa chọn thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín nhé.