Ung thư đường tiêu hóa là một trong những căn bệnh phổ biến, có tỷ lệ tử vong hàng đầu ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Vì lý do đó mà tầm soát ung thư đường tiêu hóa là việc làm cần thiết. Hiện nay để tầm soát ung thư đường tiêu hóa chuẩn xác thì cần kết hợp với nhiều phương pháp sàng lọc chuyên sâu khác nhau. Trong đó, nội soi là một phương pháp quan trọng và có độ hiệu quả cao.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về tầm soát ung thư đường tiêu hóa
1.1. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa là gì ?
Ung thư đường tiêu hóa xảy ra khi có sự xuất hiện của các khối u ác tính trong đường tiêu hóa. Căn bệnh này chiếm tới 30% trong số các loại ung thư, thường xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Ung thư đường tiêu hóa có rất nhiều loại, bao gồm:
– Ung thư khoang miệng
– Ung thư thực quản
– Ung thư tuyến tụy
– Ung thư hậu môn
Tầm soát ung thư tiêu hóa là việc áp dụng các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh nhằm kiểm tra và phát hiện sớm ung thư khi chưa xuất hiện triệu chứng. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa được các bác sĩ khuyến khích nên tầm soát tối thiểu 1 năm/lần.
Theo Hội ung thư Việt năm, căn bệnh này có xu hướng gia tăng với hơn 8.000 ca mắc mói mỗi năm, trong đó có gần 5.000 ca tử vong. Đây chỉ là một trong 4 loại ung thưu gây tử vong nhiều nhất tại nước ta.
1.2. Đối tượng cần thực hiện sàng lọc ung thư tiêu hóa
Nếu bạn thuộc một trong những nhóm đối tượng dưới đây, bạn có thể lưu ý để thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa ngay
– Người có tiền sử gia đình mắc bệnh về đường tiêu hóa: ung thư đại tràng, ung thư dạ dày,…
– Người có chế độ sinh hoạt chưa lành mạnh: sử dụng rượu bia, các chất kích thích và hút thuốc lá với tần suất cao, thường xuyên ăn nhiều đồ cay, nóng…
– Người có độ tuổi trên 40 tuổi có từng mắc các bệnh về đường tiêu hóa
– Người có nguy cơ mắc ung thư tiêu hóa cao như: Có polyp, viêm loét dạ dày/đại tràng, nhiễm vi khuẩn HP.
1.3. Dấu hiệu cần thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Các triệu chứng của ung thư tiêu hóa thường rất khó nhận biết, rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác. Nhưng có một số dấu hiệu nếu kéo dài không thuyên giảm, bạn cần chú ý để tầm soát ung thư đường tiêu hóa kịp thời:
– Giảm cân không rõ nguyên nhân: Tụt 5-7 kg trong vòng 1-2 tháng dù ăn uống vẫn ở chế độ bình thường.
– Đau bụng: Bụng có cảm giác đau âm ỉ, với tần suất đau nhiều lần trong ngày.
– Hôi miệng: Ung thư thực quản dẫn đến các cơ quan của hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, từ đó dẫn tới sự lên men do hoạt động của các vi khuẩn. Điều đó khiến hơi thở của người bệnh sẽ có mùi khó chịu.
– Suy nhược cơ thể hoặc hay mệt mỏi: Là một triệu chứng xảy ra rất phổ biến nhưng thường bị bỏ qua và lơ là. Cơ thể sẽ xuất uể oải, người lừ đừ, tay chân nhấc lên nặng nề hoặc khó nhấc.
– Thói quen đai tiện thay đổi: Nếu bạn mắc táo bón và tiêu chảy thường xuyên và kéo dài đó có thể là dấu hiệu cảnh báo đường tiêu hóa của bạn đang không ổn. Có thể kèm theo một số dấu hiệu khác như: đau quặn ruột, mót đi cầu, phân nhỏ dẹt.
– Đầy hơi và khó tiêu: Cơ thể bị phình to, có cảm giác ì ạch, khó chịu ngay cả khi bạn đã ăn xong rất lâu.
– Ợ chua, ợ nóng: Thường xuyên ợ chua, ợ nóng nhiều lần trong ngày hoặc vào buổi sáng. Tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu nhiễm HP trong dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
2. Phương pháp nội soi tiêu hóa trong sàng lọc ung thư
Nội soi tiêu hóa là phương pháp thực hiện thăm khám trực tiếp đường tiêu hóa bằng ống nội soi bằng ống mềm có gắn camera qua đường miệng hoặc đường hậu môn (phần cuối của ống tiêu hóa đại – trực tràng).
Nội soi tiêu hóa được đánh giá là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội:
– Là phương pháp thông dụng nhưng lại có độ chính xác cao để thăm khám các bệnh lý về ống tiêu hóa như: thực quản, dạ dày, đại tràng… không bỏ sót bất kỳ tổn thương nào ngay khi người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng.
– Phát hiện những tổn thương rất nhỏ, chỉ vài milimet và những bất thường như khối u lành tính hay ác tính, các tổn thương trên đường tiêu hóa chính xác hơn so với chụp X-quang.
– Có thể phát hiện vùng niêm mạc lành và bất thường làm rõ nét hơn. Qua đó giúp sinh thiết được hiệu quả, chính xác vào vùng tế bào nghi ngờ ung thư.
– Khi phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp như sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán chính xác mức độ biến đổi tế bào. Qua nội soi, bác sĩ có thể cầm máu hoặc cắt bỏ polyp để tránh chảy máu và ung thư hóa.
3. Một số chú ý quan trọng khi tầm soát ung thư tiêu hóa
Trước khi thực hiện sàng lọc ung thư tiêu hóa, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
– Bệnh nhân cần nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước khi thực hiện hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
– Ngừng ăn đồ có nhiều chất xơ trong vài ngày.
– Không sử dụng các chất kích thích ít nhất 4-6 tiếng trước khi thực hiện sàng lọc ung thư tiêu hóa.
– Không sử dụng các loại nước uống và thực phẩm có màu đậm như đỏ, cam. Tránh tối đa tình trạng nhầm lẫn với tình trạng chảy máu đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng tới kết quả nội soi.
– Ngừng sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống đông máu trước khi thực hiện nội soi.
– Đặc biệt cần lựa chọn những cơ sở tầm soát uy tín và chất lượng để đảm bảo kết quả được đúng và chính xác nhất.
Để lựa chọn được địa chỉ thăm khám tốt hiện nay đã không còn quá khó. Nhưng cần chọn địa chỉ tầm soát ung thư đảm bảo được quy trình thăm khám khoa học và khép kín nhất. Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là cái tên quen thuộc được lòng tin của người dân thủ đô. Đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng với chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn. Không cần quá lo lắng vì các căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ.